skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Cách hạch toán chiết khấu thương mại

Cách hạch toán chiết khấu thương mại

Cách hạch toán chiết khấu thương mại theo thông tư 200; Cách hạch toán chiết khấu thương mại theo thông tư 133.

Trong bài trước các bạn đã xem cách viết hóa đơn chiết khấu thương mại. Trong bài viết này, mời các bạn xem Cách hạch toán chiết khấu thương mại. Cụ thể là Cách hạch toán chiết khấu thương mại khi bán hàng; Cách hạch toán chiết khấu thương mại khi mua hàng theo thông tư 200/2014/TT-BTC và thông tư 133/2016/TT-BTC. Ví dụ chi tiết từng trường hợp hạch toán chiết khấu thương mại.

Hiện nay có 3 hình thức chiết khấu thương mại mà các Doanh nghiệp đang áp dụng, đó là: Chiết khấu theo từng lần mua hàng; theo số lượng, doanh số; theo chương trình.

Một lưu ý nhỏ trước khi chúng ta đi vào Cách hạch toán chiết khấu thương mại.

Đối với Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200.

Đối với Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133.

 Theo TT 200 thì >>> khi phát sinh Chiết khấu thương mại được hạch toán vào bên NỢ TK 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu” (chi tiết TK 5211 – Chiết khấu thương mại). Và cuối kỳ, kết chuyển tổng số chiết khấu thương mại (TK 5211) phát sinh trong kỳ sang tài khoản 511  để xác định KQKD. Khi kết chuyển ghi sổ:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (5211).

Theo TT 133 thì >>> khi phát sinh Chiết khấu thương mại được hạch toán vào bên NỢ TK 511 (chi tiết theo TK cấp 2 phù hợp). Do đó cuối kỳ không cần phải kết chuyển sang TK 511 để xác định KQKD nữa (vì khi phát sinh chiết khấu thương mại đã hạch toán vào bên Nợ TK 511).

Bây giờ Chúng ta cùng nghiên cứu Cách hạch toán chiết khấu thương mại đối với từng hình thức cụ thể nhé.

 Cách hạch toán chiết khấu thương mại Cách hạch toán chiết khấu thương mại theo từng lần mua.

Cơ sở bán hàng áp dụng Chiết khấu thương mại theo từng lần mua thì >>> trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu, thuế GTGTtổng giá thanh toán tương ứng với giá bán đã chiết khấu. 

Như vậy ta thấy đối với trường hợp này trên Hóa đơn ghi giá đã chiết khấu (tức giá thực được thu tiền), nên khi hạch toán không còn thể hiện khoản chiết khấu thương mại nữa. Và cách hạch toán trong hợp này như sau:

Hạch toán tại bên BÁN (bên chiết khấu):

Căn cứ vào hóa đơn bán hàng ghi sổ:

Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số tiền thanh toán trên hoá đơn (gồm cả thuế GTGT – nếu có)

Có 511: Tổng số chưa có Thuế GTGT trên hóa đơn

Có 3331: Thuế GTGT (nếu có).

Hạch toán tại bên MUA  (bên được chiết khấu):

Căn cứ vào hóa đơn mua hàng và phiếu nhập kho, ghi sổ:

Nợ TK: 152,156…: Giá trị trên hoá đơn (giá chưa thuế GTGT)

Nợ TK: 1331: Thuế GTGT (nếu có)

Có TK: 111, 112, 331: Tổng số tiền phải thanh toán trên hóa đơn.

 Cách hạch toán chiết khấu thương mại Cách hạch toán chiết khấu thương mại áp dụng theo số lượng, doanh số.

Với trường hợp này, các lần mua hàng trước kế toán viết hóa đơn theo giá niêm yết (giá chưa trừ chiết khấu). Số tiền chiết khấu được điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua hàng cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.

=> Có thể xử lý tình huống như sau:

  • Tình huống 1 là SỐ TIỀN CHIẾT KHẤU nhỏ hơn (<) SỐ TIỀN TRÊN HÓA ĐƠN cuối cùng >>>  TIỀN CHIẾT KHẤU Sẽ trừ trực tiếp trên hoá đơn cuối cùng.
  • Tình huống 2 SỐ TIỀN CHIẾT KHẤU lớn hơn (>)SỐ TIỀN TRÊN HÓA ĐƠN cuối cùng >>> TIỀN CHIẾT KHẤU Sẽ phải lập 1 hoá đơn điều chỉnh (không viết gộp vào hóa đơn cuối cùng). Trên hóa đơn điều chỉnh ghi rõ tiền chiết khấu cho các hóa đơn mua hàng trước đó.

Cách hạch toán chiết khấu thương mại áp dụng theo số lượng, doanh số tại BÊN BÁN

Cách hạch toán chiết khấu thương mại áp dụng theo số lượng, doanh số tại BÊN MUA

Cách hạch toán chiết khấu thương mại Đối với những lần bán hàng đầu tiền, trên hóa đơn ghi giá bán chưa trừ chiết khấu >>> hạch toán như bán hàng bình thường.

Cách hạch toán chiết khấu thương mạiĐối với lần bán hàng cuối cùng.

Lớp luyện thi chứng chỉ hành nghề thuế uy tín nhất Hà Nội TIỀN CHIẾT KHẤU Sẽ trừ trực tiếp trên hoá đơn cuối cùng (viết gộp vào hóa đơn sau cùng). Căn cứ vào hóa đơn ghi sổ như sau:

Nợ các TK 111, 112, 131..: Tổng cộng tiền thanh toán trên hóa đơn (bao gồm cả VAT).

Có TK 511: Doanh thu lần bán hàng sau cùng chưa trừ chiết khấu (chưa có thuế VAT).

Có TK 333: Tiền thuế VAT phải nộp trên hóa đơn.

Nợ TK 5211: Tổng tiền Chiết khấu thương mại (chưa có thuế) (nếu công ty áp dụng Thông tư 200)

Nợ TK 511: Tổng tiền Chiết khấu thương mại (chưa có thuế) (nếu công ty áp dụng Thông tư 133)

Các Bạn không nên hạch toán bù trừ Doanh Thu và Tiền chiết khấu. Vì như vậy sẽ khó cho việc kiểm soát tiền chiết khấu và doanh thu chưa chiết khấu.

Lớp luyện thi chứng chỉ hành nghề thuế uy tín nhất Hà Nội TIỀN CHIẾT KHẤU Sẽ phải lập 1 hoá đơn điều chỉnh (không viết gộp vào hóa đơn cuối cùng).

Căn cứ vào hóa đơn ghi sổ như sau:

Nợ TK 5211: Tổng tiền Chiết khấu thương mại (chưa có thuế) (nếu công ty áp dụng Thông tư 200)

Nợ TK 511: Tổng tiền Chiết khấu thương mại (chưa có thuế) (nếu công ty áp dụng Thông tư 133).

Nợ TK 333: Tiền thuế VAT phải nộp được điều chỉnh giảm tương ứng với khoản chiết khấu.

Có TK 111, 112, 131: Tổng số tiền chiết khấu (gồm cả VAT).

Lưu ý: 

  • Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu, chiết khấu thương mại bao gồm cả thuế phải nộp.

 

Cách hạch toán chiết khấu thương mại Đối với những lần mua hàng đầu tiền, trên hóa đơn ghi giá bán chưa trừ chiết khấu, kế toán hạch toán như mua hàng bình thường.

Cách hạch toán chiết khấu thương mại Đối với lần mua hàng cuối cùng.

Lớp luyện thi chứng chỉ hành nghề thuế uy tín nhất Hà Nội TIỀN CHIẾT KHẤU Sẽ trừ trực tiếp trên hoá đơn cuối cùng (viết gộp vào hóa đơn sau cùng). Căn cứ vào hóa đơn ghi sổ như sau:

a) Phản ánh giá trị hàng mua tại lần mua sau cùng, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, …: Theo trị giá mua chưa được chiết khấu (chưa có thuế VAT)

Nợ TK 1331: Thuế GTGT trên hóa đơn.

Có các TK  111, 112, 331: Tổng thanh toán chưa chiết khấu (bao gồm cả VAT).

b) Khoản chiết khấu thương mại, kế toán phải căn cứ vào hóa đơn, căn cứ vào số lượng hàng được hưởng chiết khấu còn tồn kho hay đã sử dụng hay đã bán để ghi sổ:

Nợ các TK 111, 112: Tiền chiết khấu được bên bán thanh toán bằng tiền

Nợ TK 331: Tiền chiết khấu được đối trừ vào công nợ phỉ trả.

Có các TK 152, 153, 156: Tiền chiết khấu (chưa VAT) (nếu hàng mua còn tồn kho).

Có các TK 621, 623, 627: Tiền chiết khấu (chưa VAT) (nếu hàng mua đã xuất dùng cho sản xuất) (TT200).

Có TK 154: Tiền chiết khấu (chưa VAT) (nếu hàng mua đã xuất dùng cho sản xuất) (TT133).

Có TK 241: Tiền chiết khấu (chưa VAT) (nếu hàng mua đã xuất dùng cho hoạt động đầu tư xây dựng).

Có TK 632: Tiền chiết khấu (chưa VAT) (nếu hàng mua đã tiêu thụ trong kỳ).

Có các TK 641, 642: Tiền chiết khấu (chưa VAT) (nếu hàng mua dùng cho hoạt động bán hàng, quản lý doanh nghiệp) (TT200).

Có TK 642 (6421, 6422): Tiền chiết khấu (chưa VAT) (nếu hàng mua dùng cho hoạt động bán hàng, quản lý doanh nghiệp) (TT133).

Lớp luyện thi chứng chỉ hành nghề thuế uy tín nhất Hà Nội TIỀN CHIẾT KHẤU Sẽ phải lập 1 hoá đơn điều chỉnh (không viết gộp vào hóa đơn cuối cùng).

Căn cứ vào hóa đơn ghi sổ như mục b) ở trên. và phản ánh thêm bút toán

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ tương ứng với số tiền chiết khấu.

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì trị giá hàng mua bao gồm cả thuế GTGT.

Trên đây các bạn đã hình dung phần nào về Cách hạch toán chiết khấu thương mại áp dụng theo số lượng, doanh số. Mời các bạn cùng nghiên cứu ví dụ để hiểu rõ hơn nhé.

Ví dụ mô tả:  Cách hạch toán chiết khấu thương mại áp dụng theo số lượng, doanh số và TIỀN CHIẾT KHẤU Sẽ trừ trực tiếp trên hoá đơn cuối cùng.

Công ty Thép Vật Tư ký hợp đồng mua Thép Tấm số 05/T&VT-KKHN, ngày 1/3/2019 của Kim Khí Hà Nội. Điều khoản của hợp đồng ghi rõ nếu trong 1 tháng mà Công ty Thép và Vật Tư mua hàng với số tiền (doanh số) từ 200.000.000 đến 300.000.000 đ (chưa VAT) thì sẽ được hưởng chiết khấu là 6% trên giá chưa VAT.

  • Ngày 2/3/2019, Công ty Thép Vật Tư mua hàng trị giá 150.000.000 đ (chưa VAT) >>> Kim Khí Hà Nội viết hoá đơn bình thường. Và kế toán hạch toán kế toán như bình thường.
  • Ngày 25/3/2019 (lần mua cuối cùng trong tháng), Công ty Thép Vật Tư mua hàng trị giá 70.000.000 đ (chưa VAT) >>> Vậy ngày 25/3/2019 đã đạt điều kiện nhận được chiết khấu 6%. Số tiền chiết khấu được nhận là (150.000.000 đ +70.000.000 đ) x 6% = 13.200.000 đ. Số tiền này nhỏ hơn số tiền trên hóa đơn cuối cùng (ngày 25/3/2019). Nên sẽ được trừ trực tiếp vào hóa đơn cuối cùng.

>> Cách viết hoá đơn cuối cùng như sau:

STT Tên hàng hóa, dịch vụ  Đơn vị tính  Số lượng  Đơn giá  Thành tiền 
1 2 3 4 5 6=4 x 5
1 Thép Tấm Tấn 20 10.000.000 200.000.000
2 (Chiết khấu thương mại 6% theo hợp đồng số 05/T&VT-KKHN, ngày 1/3/2019) 13.200.000
Cộng tiền hàng:    186.800.000
Thuế suất GTGT…..10%……   Tiền thuế GTGT:   18.680.000
Tổng cộng tiền thanh toán 205.480.000
Số tiền viết bằng chữ: Hai trăm linh năm triệu, bốn trăm tám mươi nghìn đồng.

Cách hạch toán chiết khấu thương mại ngày 25/3/2019 tại 2 công ty  như sau:

Thông tin bổ sung: Số tiền chiết khấu được bù trừ vào công nợ của 2 bên; Công ty Thép và Vật Tư kinh doanh thương mại và thép tấm mua về vẫn còn nguyên tông kho (chưa bán ra). Cả 2 công ty đều áp dụng TT133.

Cách hạch toán chiết khấu thương mại tại Kim Khí Hà Nội (BÊN BÁN).

Căn cứ vào hóa đơn, ghi sổ:

Nợ 131 (chi tiết Thép và Vật Tư): 205.480.000 (tổng khoản nợ phải thu)

Nợ TK 511: 13.200.000 (chiết khấu thương mại)

Có TK 511:200.000.000 (doanh thu lần bán hàng sau cùng)

Có TK 333: 18.680.000 (thuế VAT phải nộp)

Ta thấy bút toán trên vừa hạch toán bên Nợ và bên Có của 511 mà không hạch toán bù trừ. Nhìn thì có vẻ là thừa, nhưng trên thực tế rất quan trọng trong việc tổng hợp số liệu sau này. Điều này giúp cho kế toán lên bảng thuyết minh tài chính cũng như cung cấp số liệu quản trị cho Ban giám đốc nhanh chóng, rõ ràng.

Cách hạch toán chiết khấu thương mại tại Công ty Thép và Vật Tư (BÊN MUA).

Nợ TK 156 (chi tiết Thép Tấm): 20 Tấn x 10.000.000 đ/tấn = 200.000.000 đ.

Nợ TK 1331: 18.680.000 đ

Có TK 156 (chi tiết Thép Tấm): 13.200.000 đ (bút toán này không ghi số lượng vì thực tế không phải xuất kho mà chỉ ghi có để giảm giá trị hàng tồn kho vì được hưởng chiết khấu).

Có 331: 205.480.000 đ.

Ta cũng thấy bút toán trên vừa ghi Nợ và vừa ghi có TK 156 mà không hạch toán bù trừ. Các bạn hạch toán bù trừ cũng được; nhưng theo kinh nghiệm của Kế Toán Hà Nội thì các bạn nên hạch toán rõ ràng ngay từ đầu, sẽ giúp rất nhiều cho các bạn về đối chiếu số liệu sau này. Không những thế còn giúp cho Ban lãnh đạo Công ty có kế hoạch kinh doanh hiệu quả vì số liệu rõ ràng, đúng bản chất.

Ví dụ mô tả:  Cách hạch toán chiết khấu thương mại áp dụng theo số lượng, doanh số và TIỀN CHIẾT KHẤU Sẽ phải lập 1 hoá đơn điều chỉnh (không viết gộp vào hóa đơn cuối cùng).

Công ty A hợp đồng mua Phân bón XYZ  số 01/A-B, ngày 1/4/2019 của Công ty B. Điều khoản của hợp đồng ghi rõ nếu trong 1 tháng mà Công ty Amua hàng với số tiền (doanh số) từ 50.000.000 đến 100.000.000 đ (chưa VAT) thì sẽ được hưởng chiết khấu là 20% trên giá chưa VAT.

Công ty A và Công ty B đều áp dụng Thông tư 200. Công ty A mua phân bón về đã xuất bán hết (không còn tồn kho). Tiền chiết khấu được bù trừ vào công nợ của 2 bên.

  • Ngày 1/4/2019, Công ty A mua hàng trị giá 45.000.000 đ >>>Công ty B viết hoá đơn bình thường. Và kế toán hạch toán kế toán như bình thường.
  • Ngày 28/4/2019 (lần  mua cuối cùng trong tháng), Công ty A mua hàng trị giá 6.000.000 đ >>> Vậy ngày 28/4/2019 đã đạt điều kiện nhận được chiết khấu 20%. Số tiền chiết khấu được nhận là (45.000.000 đ + 6.000.000 đ) x 20% = 10.200.000 đ. Nên tiến bán hàng ngày 28/4/2019 sẽ được viết hóa đơn bình thường. Còn tiền chiết khấu thương mại sẽ Sẽ phải lập 1 hoá đơn điều chỉnh.

>> Cách viết hoá đơn điều chỉnh như sau:

STT Tên hàng hóa, dịch vụ  Đơn vị tính  Số lượng  Đơn giá  Thành tiền 
1 2 3 4 5 6=4 x 5
1 Chiết khấu thương mại theo hợp đồng 01/A-B, ngày 1/4/2019 10.200.000
Cộng tiền hàng:    10.200.0000
Thuế suất GTGT…..10%……   Tiền thuế GTGT:   1.020.000
Tổng cộng tiền thanh toán 11.220.000
Số tiền viết bằng chữ: Mười một triệu, hai trăm hai mươi nghìn đồng.

Các lần mua hàng trước bên bán và bên mua hạch toán như bình thường. Căn cứ vào Hóa đơn điều chỉnh (chiết khấu) 2 công ty hạch toán khoản chiết khấu thương mại như sau:

Cách hạch toán chiết khấu thương mại tại Công ty A (BÊN BÁN).

Căn cứ vào hóa đơn ghi sổ:

Nợ TK 521 (5211): 10.200.000 đ

Nợ TK 3331: 1.020.000 đ

Có TK 131 (Công ty B): 11.220.000 đ.

Cách hạch toán chiết khấu thương mại tại Công ty B (BÊN MUA).

Căn cứ vào hóa đơn ghi sổ:

Nợ TK 331 (Công ty B): 11.220.000 đ

Có TK 1331: 1.020.000 đ

Có TK 632: 10.200.000 đ (phải ghi giảm giá vốn, vì Phân bón được chiết khấu Công ty B đã bán hết).

Cách hạch toán chiết khấu thương mại Cách hạch toán chiết khấu thương mại theo chương trình (tại thời điểm kết thúc chương trình).

Trường hợp chiết khấu thương mại áp dụng theo chương trình thì Cách viết hóa đơn và hạch toán giống với trường hợp TIỀN CHIẾT KHẤU Sẽ phải lập 1 hoá đơn điều chỉnh (không viết gộp vào hóa đơn cuối cùng).

Nếu các bạn chưa rõ có thể xem thêm “mục 2.3. Hướng dẫn cách hạch toán chiết khấu thương mại khi kết thúc chương trình khuyến mại” TẠI ĐÂY.

Cảm ơn các Bạn đã theo dõi Cách hạch toán chiết khấu thương mại do Kế Toán Hà Nội trình bày. 

Mời bạn tìm hiểu về Chứng chỉ đại lý thuế. Một trong những chứng chỉ giúp cho bạn phát triển tốt nghề kế toán của mình.

Địa chỉ học kế toán tổng hợp trên chứng từ thực tế dành cho người đã biết

Đối tác - khách hàng

ACB
Vietin_bank
MT-Phaco
Web Bách Thắng
BIDV
Agribank
ACB
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng