skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Cách hạch toán hàng xuất khẩu bị trả lại

Cách hạch toán hàng xuất khẩu bị trả lại. Khi doanh nghiệp đã xuất khẩu hàng ra nước ngoài thì bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân như: Hàng kém chất lượng, hàng bị hỏng hóc, sai chủng loại, doanh nghiệp vi phạm hợp đồng, … Khi đó kế toán sẽ hạch toán như thế nào?

KẾ TOÁN HÀ NỘI sẽ hướng dẫn các bạn Cách hạch toán hàng xuất khẩu bị trả lại; Ví dụ minh họa Cách hạch toán hàng xuất khẩu bị trả lại.

Cách hạch toán hàng xuất khẩu bị trả lại

 Cách hạch toán hàng xuất khẩu bị trả lạiĐầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu Quy định về thủ tục tái nhập hàng đã xuất khẩu.

Theo Điều 47- Thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu quy định:

1. Các hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sau đây gọi tắt là tái nhập hàng trả lại) bao gồm:

a) Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất;

b) Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa;

c) Tái nhập hàng trả lại để tiêu hủy tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);

d) Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác.

2. Hồ sơ hải quan:

a) Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu;

b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: nộp 01 bản chụp;

c) Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại hoặc văn bản của hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo không có người nhận hàng: nộp 01 bản chụp.

3. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này (trừ giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành).

4. Cơ quan hải quan không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo quy định.

5. Đối với hàng hóa tái nhập để tái chế thì thời hạn tái chế do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan nhưng không quá 275 ngày kể từ ngày tái nhập; Người khai hải quan chưa phải nộp thuế trong thời hạn tái chế, nếu quá thời hạn tái chế đã đăng ký mà chưa tái xuất thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

6. Thủ tục tái xuất hàng đã tái chế thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này”.

7. Xử lý hàng tái chế không tái xuất được:

a) Đối với sản phẩm tái chế là hàng gia công: Làm thủ tục hải quan để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy;

b) Đối với sản phẩm tái chế không phải là hàng gia công thì chuyển tiêu thụ nội địa như hàng hóa tái nhập để tiêu thụ nội địa.

8. Trường hợp hàng hóa tái nhập là sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; hàng hóa kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế nhập khẩu thì cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tái nhập phải thông báo cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hoàn thuế nhập khẩu biết (nếu là hai cơ quan hải quan khác nhau) về các trường hợp nêu tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 và trường hợp không tái xuất được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này hoặc trường hợp nêu tại Khoản 7 Điều này hoặc trường hợp quá thời hạn nêu tại Khoản 5 Điều này để xử lý thuế theo quy định.

(Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ)

Sau đây, mời các bạn tìm hiểu Cách hạch toán hàng xuất khẩu bị trả lại.

Cách hạch toán hàng xuất khẩu bị trả lạiCách hạch toán hàng xuất khẩu bị trả lại.

Khi xuất khẩu hàng hóa bán cho khách hàng nước ngoài, có thể xảy ra tình trạng hàng hóa bị hỏng hóc, không đúng chủng loại, ….Khách hàng có thể trả lại hàng hóa cho Doanh nghiệp. Vậy những nghiệp vụ phát sinh khi xuất khẩu hàng hóa bị trả lại sẽ hạch toán như thế nào?

Cách hạch toán hàng xuất khẩu bị trả lại Hạch toán xuất khẩu hàng cho khách.

Khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, kế toán tiến hành phản ánh doanh thu và giá vốn, cụ thể như sau:

– Kế toán phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu, hạch toán:

Nợ các TK 111, 112, 131: Giá trị hàng xuất khẩu

Có TK 511: Giá trị hàng xuất khẩu.

– Kế toán phản ánh giá vốn hàng xuất khẩu, hạch toán:

Nợ 632: Trị giá xuất kho của hàng xuất khẩu 

Có các TK 155, 156, 157: Trị giá xuất kho của hàng xuất khẩu.

Trên thực tế nhiều lô hàng đã xuất khẩu, nhưng lại khách hàng trả lại. Khi đó kế toán phải Hạch toán lô hàng xuất khẩu bị trả lại. Vậy cách hạch toán như thế nào? mời bạn xem tại phần tiếp theo sau.

Cách hạch toán hàng xuất khẩu bị trả lại Hạch toán lô hàng xuất khẩu bị trả lại.

Khi doanh nghiệp đã xuất khẩu hàng ra nước ngoài thì bị trả lại do các nguyên nhân như: Hàng kém chất lượng, hàng bị hỏng hóc, sai chủng loại, doanh nghiệp vi phạm hợp đồng, ….Doanh nghiệp đồng ý nhận lại lô hàng. Kế toán hạch toán như sau:

– Khi doanh nghiệp đồng ý nhận lại hàng xuất khẩu bị trả lại, kế toán hạch toán:

Nợ 5212: Trị giá hàng xuất khẩu bị trả lại (TT 200)

Nợ 511: Trị giá hàng xuất khẩu bị trả lại (TT 133)

Có các TK 111, 112, 131: Trị giá hàng xuất khẩu bị trả lại.

– Khi phát sinh các chi phí liên quan đến quá trình nhập khẩu lô hàng xuất khẩu bị trả lại, kế toán hạch toán:

Nợ 641: Chi phí liên quan đến quá trình nhận lại hàng xuất khẩu bị trả lại

Nợ 133: Tiền thuế GTGT nhập khẩu lô hàng bị trả lại

Có các TK 111, 112, 331, 3333, 33312, …:Tổng các khoản chi phí liên quan đến quá trình nhập khẩu lô hàng xuất khẩu bị trả lại.

Trên đây là phần lý thuyết Cách hạch toán hàng xuất khẩu bị trả lại. Mời các bạn theo dõi Ví dụ Cách hạch toán hàng xuất khẩu bị trả lại để hiểu rõ hơn.

Cách hạch toán hàng xuất khẩu bị trả lại Ví dụ: Cách hạch toán hàng xuất khẩu bị trả lại.

Có số liệu như sau:

Ngày 23/02/2019, công ty Thiên Hà xuất khẩu 1 lô sang Thái lan cho công ty D&D. Cụ thể:

– Lô hàng trị giá 100.000.000 VNĐ.

– Giá xuất kho lô hàng là  95.000.000 VNĐ.

Ngày 28/02/2019, công ty D&D trả lại lô hàng cho công ty Thiên Hà do hàng bị sai chủng loại. Công ty Thiên Hà chấp nhận nhận lại lô hàng trên. 

>>Với số liệu trên, kế toán công ty Thiên Hà sẽ hạch toán cho lô hàng xuất khẩu đã bị trả lại như sau:

Ngày 23/02/2019, công ty Thiên Hà xuất khẩu hàng cho công ty D&D, kế toán hạch toán như sau:

– Phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu, hạch toán:

Nợ TK 131 (công ty D&D): 100.000.000 VNĐ

Có TK 511: 100.000.000 VNĐ.

– Phản ánh giá vốn hàng xuất khẩu, hạch toán:

Nợ 632: 95.000.000 VNĐ

Có 156: 95.000.000 VNĐ.

Ngày 28/02/2019, công ty D&D trả lại lô hàng và công ty Thiên Hà chấp nhận nhận lại hàng xuất khẩu bị trả lại, kế toán hạch toán:

– Ghi giảm doanh thu:

Nợ 511: 100.000.000 VNĐ

Có 131 (công ty D&D): 100.000.000 VNĐ.

Trên đây là bài viết Cách hạch toán hàng xuất khẩu bị trả lại và ví dụ về Cách hạch toán hàng xuất khẩu bị trả lại của KẾ TOÁN HÀ NỘI. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Mời xem CÁCH HẠCH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU THEO TT200 của Kế Toán Hà Nội.

Nếu bạn đang là kế toán viên, muốn nâng cao trình độ hoặc muốn có CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ >>> Hãy tham khảo LỚP ÔN THI CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI. Lớp ôn thi của Chúng tôi sẽ giúp bạn CÓ ĐƯỢC CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ.

Nếu bạn mới vào nghề kế toán, chưa có nhiều kinh nghiệm >>> hãy tham khảo CÁC KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC TẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI. Khóa học của Chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao cả kiến thức và kinh nghiệm làm kế toán.

Khóa học kế toán tổng hợp cho người đã biết kế toán.

Đối tác - khách hàng

ACB
Vietin_bank
MT-Phaco
Web Bách Thắng
BIDV
Agribank
ACB
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng