skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo TT200

Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo TT200. Trong nến kinh tế hiện nay, xuất khẩu hàng hóa có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp. Xuất khẩu hàng hóa giúp DN mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, mở rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng cả trong và ngoài nước, …. Vậy kế toán sẽ hạch toán hàng xuất khẩu như thế nào?

Trong bài viết này, KẾ TOÁN HÀ NỘI sẽ hướng dẫn bạn Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo TT200, cụ thể về: Cách hạch toán thuế xuất khẩu; Cách toán doanh thu hàng xuất khẩu và Ví dụ cụ thể về Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo TT200.

Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo TT200

Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo TT200

Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo TT200Một số nội dung cần lưu ý khi hạch toán hàng xuất khẩu:

Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo TT200Thời điểm doanh nghiệp ghi nhận doanh thu xuất khẩu:

“Hóa đơn thương mại. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan”.

(Tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC)

Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo TT200Tỷ giá tính doanh thu hàng xuất khẩu:

“- Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.

– Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.”

(Tại điểm 3, Khoản 4, Điều 2, Thông tư 26/2015/TT-BTC)

Sau đây, mời các bạn theo dõi Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo TT200. 

Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo TT200Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo TT200.

Khi hạch toán hàng xuất khẩu, kế toán sẽ hạch toán chi tiết về: Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo TT200 đối với thuế xuất khẩu và Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo TT200 đối với doanh thu hàng xuất khẩu. Cụ thể như sau:

Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo TT200Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo TT200 đối với thuế xuất khẩu.

Khi hạch toán thuế xuất khẩu tại thời điểm giao dịch phát sinh sẽ xảy ra 2 trường hợp, đó là: Trường hợp tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp và Trường hợp không tách ngay thuế xuất khẩu phải nộp. Hạch toán từng trường hợp cụ thể như sau:

 Trường hợp 1: Tại thời điểm giao dịch phát sinh tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp.

Tại thời điểm giao dịch phát sinh tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp. Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế xuất khẩu, hạch toán:

Nợ các TK 111, 112, 131: Tổng trị giá thanh toán

Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế xuất khẩu

Có TK 3333: Tiền thuế xuất khẩu (chi tiết thuế XK).

 Trường hợp 2: Tại thời điểm giao dịch phát sinh không tách ngay thuế xuất khẩu phải nộp.

Tại thời điểm giao dịch phát sinh không tách ngay thuế xuất khẩu phải nộp. Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm thuế xuất khẩu, hạch toán:

Nợ các TK 111, 112, 131: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm thuế xuất khẩu 

Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm thuế xuất khẩu. 

– Định kỳ, xác định thuế xuất khẩu phải nộp, kế toán ghi giảm doanh thu. Hạch toán:

Nợ TK 511: Tiền thuế xuất khẩu (chi tiết thuế XK) 

Có TK 3333: Tiền thuế xuất khẩu (chi tiết thuế XK). 

 Kế toán ghi nhận giá vốn.

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán xuất khẩu

Có TK 155, 156…: Giá vốn hàng bán xuất khẩu.

 Doanh nghiệp nộp tiền thuế xuất khẩu vào NSNN.

Khi nộp thuế xuất khẩu vào Ngân sách nhà nước, kế toán hạch toán:

Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu)

Có các TK 111, 112,…: Tiền thuế xuất khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu).

 Trường hợp thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm (nếu có).

Khi DN xuất khẩu hàng hóa thuộc các trường hợp được xét được hoàn, giảm thuế theo quy định của pháp luật. Kế toán hạch toán:

Nợ các TK 111, 112, 3333: Tiền thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm

Có TK 711: Tiền thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm.

Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo TT200Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo TT200 đối với doanh thu hàng xuất khẩu.

Khi xuất khẩu hàng hóa, khách hàng có thể thanh toán tiền tại các thời điểm khác nhau, như: Thanh toán tiền ngay, thanh toán sau khi DN giao hàng và thanh toán trước khi DN giao hàng. Vậy hạch toán từng trường hợp cụ thể như sau:

 Trường hợp khách hàng thanh toán tiền ngay cho DN.

Khi khách hàng thanh toán ngay cho DN, kế toán hạch toán:

Nợ các TK 111, 112: Thanh toán ngay tiền ngay (TGM tại ngày giao dịch)

Có TK 511: Doanh thu bán hàng (TGM tại ngày giao dịch).

 Trường hợp Doanh nghiệp xuất hàng trước, khách hàng thanh toán sau.

– Khi Doanh nghiệp đồng ý khách hàng trả chậm, kế toán hạch toán:

Nợ TK 131: Tiền trả chậm (TGM tại ngày giao dịch)

Có TK 511: Tiền trả chậm (TGM tại ngày giao dịch).

– Khi DN nhận được tiền khách hàng thanh toán, kế toán hạch toán:

Nợ các TK 111, 112: Trị giá thanh toán (TGM tại ngày giao dịch)

Nợ TK 635: Nếu chênh lệch lỗ tỷ giá

Có TK 131: Tiền hàng (TGGS)

Có TK 515: Nếu chênh lệch lãi tỷ giá.

 Trường hợp khách hàng thanh toán trước, DN xuất hàng sau.

Khi xuất khẩu hàng hóa cho khách hàng, khách hàng có thể trả trước trước toàn bộ số tiền hoặc trả trước 1 phần. Kế toán hạch toán như sau:

  • DN nhận trước toàn bộ số tiền khách hàng.

– Khi nhận trước toàn bộ số tiền hàng của khách hàng, kế toán ghi theo tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi DN chỉ định khách hàng thanh toán, hạch toán:

Nợ các TK 1112, 1122: Số tiền hàng phải thu (TG thực tế tại thời điểm nhận trước)

Có TK 131: ­Số tiền hàng phải thu (TG thực tế tại thời điểm nhận trước).

+ Khi xuất hàng xuất khẩu giao cho khách hàng, kế toán ghi theo tỷ giá tại thời điểm nhận trước, hạch toán:

Nợ TK 131: Số tiền hàng phải thu (TG thực tế tại thời điểm nhận trước)

Có TK 511: Số tiền hàng phải thu (TG thực tế tại thời điểm nhận trước).

  • DN nhận trước 1 phần số tiền khách hàng.

– Khi nhận trước 1 phần số tiền hàng ứng trước của khách hàng, kế toán ghi theo tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán, hạch toán:

Nợ các TK 1112, 1122: Tiền hàng ứng trước (TG thực tế tại thời điểm nhận trước)

Có TK 131: Tiền hàng ứng trước (TG thực tế tại thời điểm nhận trước).

– Khi hoàn thành thủ tục hải quan, kế toán hạch toán như sau:

+ Kế toán ghi nhận phần doanh thu tương ứng với số tiền đã nhận trước của người mua theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước, hạch toán:

Nợ TK 131: Tiền đã nhận trước của người mua (tỷ giá thực tế thời điểm nhận trước)

Có TK 511: Tiền đã nhận trước của người mua (tỷ giá thực tế thời điểm nhận trước).

+Kế toán ghi nhận phần doanh thu chưa thu được tiền theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (TGM của NH tại thời điểm phát sinh), hạch toán:

Nợ TK 131: Doanh thu chưa thu được (TGM của NH tại thời điểm phát sinh)

Có TK 511: Doanh thu chưa thu được (TGM của NH tại thời điểm phát sinh).

– Khi khách hàng trả nốt số tiền còn lại, hạch toán:

Nợ các TK 1112, 1122: Số tiền còn lại khách hàng phải trả (TGM của NH tại thời điểm phát sinh).

Nợ TK 635: Nếu lỗ tỷ giá hối đoái

Có 131: Số tiền còn lại khách hàng phải trả (TGGS kế toán đích danh từng khách hàng)

Có TK 515: Nếu lãi tỷ giá hối đoái.

Trên đây là phần lý thuyết Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo TT200. Mời các bạn theo dõi Ví dụ về Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo TT200 để hiểu rõ hơn.

Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo TT200Ví dụ Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo TT200.

Kế toán Hà Nội sẽ đưa ra ví dụ về Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo TT200 với Trường hợp Doanh nghiệp xuất hàng trước, khách hàng thanh toán chậm; Trường hợp DN nhận trước tiền của khách hàng.

Ví dụ 1: Trường hợp Doanh nghiệp xuất hàng trước, khách hàng thanh toán chậm.

Có số liệu như sau:

Ngày 20/04/2019, hoàn thành xong thủ tục Hải quan Công ty Hải Nam xuất khẩu 1 lô hàng cho công ty ABC cụ thể:

  • Xuất khẩu lô hàng Quần áo trị giá 1.000 USD chưa có thuế xuất khẩu 10%.
  • Tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi công ty Hải Nam mở tài khoản ngày 20/04/2019 là 20.000 VNĐ/USD.
  • Tỷ giá trên tờ khai Hải Quan là 22.050 VNĐ/USD.

Ngày 25/04/2019, công ty ABC thanh toán bằng chuyển khoản cho công ty Hải Nam. Tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi công ty Hải Nam mở tài khoản ngày 25/04/2019 là 21.000 VNĐ/USD.

>>> Với số liệu trên, kế toán tại công ty Hải Nam hạch toán như sau:

– Ngày 20/04/2019, hạch toán tỷ giá doanh thu hàng xuất khẩu:

Nợ TK 131 (công ty ABC): 1000 USD * 20.000 VNĐ/USD = 20.000.000 VNĐ

Có TK 511: 20.000.000 VNĐ.

– Ngày 25/04/2019, công ty ABC mới thanh toán bằng chuyển khoản:

Nợ TK 112: 1000 USD * 21.000 VNĐ/USD = 21.000.000 VNĐ

Có TK 131 (công ty ABC): 1000 USD * 20.000 VNĐ/USD = 20.000.000 VNĐ

Có TK 515: 1.000.000 VNĐ.

Ví dụ 2: Cách hạch toán hàng xuất khẩu Trường hợp DN nhận trước tiền của khách hàng.

Có số liệu như sau:

Ngày 23/03/2019, hoàn thành xong thủ tục Hải quan Công ty Bảo Linh xuất khẩu 1 lô hàng cho công ty HomeFood cụ thể:

  • Xuất khẩu lô hàng Tôm trị giá 3.000 USD chưa có thuế xuất khẩu 10%.
  • Tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi công ty Bảo Linh mở tài khoản ngày 23/03/2019 là 20.000 VNĐ/USD.
  • Tỷ giá trên tờ khai Hải Quan là 22.050 VNĐ/USD.

Ngày 20/03/2019, công ty HomeFood đã thanh toán bằng chuyển khoản cho công ty Bảo Linh. Tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi công ty Bảo Linh mở tài khoản ngày 20/03/2019 là 21.000 VNĐ/USD.

>>> Với số liệu trên, kế toán tại công ty Bảo Linh hạch toán như sau:

– Ngày 20/03/2019, khi nhận đươc toàn bộ số tiền hàng thanh toán của công ty HomeFood, kế toán công ty Bảo Linh ghi:

Nợ các TK 112: 3.000 USD * 21.000 VNĐ/USD = 63.000.000 VNĐ.

Có TK 131 (công ty HomeFood): 63.000.000 VNĐ.

– Ngày 23/03/2019, khi xuất hàng, kế toán công ty Bảo Linh ghi theo tỷ giá tại thời điểm nhận trước, ghi:

Nợ TK 131 (công ty HomeFood): 63.000.000 VNĐ

Có TK 511: 63.000.000 VNĐ.

Trên đây KẾ TOÁN HÀ NỘI đã hướng dẫn các bạn Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo TT200 và Ví dụ cụ thể về Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo TT200.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Nếu bạn đang là kế toán viên, muốn nâng cao trình độ hoặc muốn có CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ>>> Hãy tham khảo LỚP ÔN THI CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI. Lớp ôn thi của Chúng tôi sẽ giúp bạn CÓ ĐƯỢC CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ.

Nếu bạn mới vào nghề kế toán, chưa có nhiều kinh nghiệm >>> hãy tham khảo CÁC KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC TẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI. Khóa học của Chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao cả kiến thức và kinh nghiệm làm kế toán.

Khóa học kế toán tổng hợp cho người đã biết kế toán.

 

 

 

Đối tác - khách hàng

ACB
Vietin_bank
MT-Phaco
Web Bách Thắng
BIDV
Agribank
ACB
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng