skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Cách hạch toán phải trả nội bộ theo TT 200

Cách hạch toán phải trả nội bộ theo TT 200. Trên thực tế, trong nội bộ Doanh nghiệp thường xuyên phát sinh các khoản phải trả giữa các đơn vị với nhau, như: Giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau, …Vậy kế toán Doanh nghiệp sẽ hạch toán các khoản phải trả như thế nào?

Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn Cách hạch toán phải trả nội bộ theo TT 200. Ví dụ Cách hạch toán phải trả nội bộ theo TT 200.

Cách hạch toán phải trả nội bộ theo TT 200

(Theo TT 200)

Cách hạch toán phải trả nội bộ theo TT 200Tài khoản sử dụng.

Theo Thông tư 200, để hạch toán phải trả nội bộ, chúng ta dùng Tài khoản 336.

Tài khoản 336 – Phải trả nội bộ: Là TK phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả trong nội bộ 1 doanh nghiệp; giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau; …

Cách hạch toán phải trả nội bộ theo TT 200Cách hạch toán phải trả nội bộ theo TT 200.

Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn Cách hạch toán phải trả nội bộ theo TT 200 với 2 đối tượng, đó là: Đơn vị trực thuộc và đơn vị cấp trên.

Cách hạch toán phải trả nội bộ theo TT 200Cách hạch toán phải trả nội bộ theo TT 200 đối với các đơn vị trực thuộc.

Các đơn vị trực thuộc (hay đơn vị hạch toán phụ thuộc) là các chi nhánh, cửa hàng,… Khi phát sinh các khoản phải trả nội bộ, kế toán hạch toán cụ thể như sau:

 Nhận vốn cấp của Doanh nghiệp, đơn vị cấp trên.

Khi các đơn vị trực thuộc nhận được vốn được cấp từ Doanh nghiệp, đơn vị cấp trên, kế toán hạch toán:

Nợ các TK 111, 112, 152, 155, 156, 211, …: Trị giá các khoản được nhận 

Có TK 3361: Trị giá các khoản được nhận.

 Trả các khoản đã được chi hộ, trả hộ hay nhận được hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ từ các đơn vị khác.

Kế toán hạch toán các khoản phải trả cho đơn vị khác khi được chi hộ, trả hộ hay nhận được hàng hóa, sản phẩm.

Nợ các TK 152, 153, 156, …: Trị giá nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, …

Nợ TK 331: Số tiền phải trả

Nợ các TK 641, 642: Trị giá các khoản chi phí

Nợ TK 133: Tiền thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 336: Trị giá các khoản phải trả.

 Thu tiền hay đi vay các đơn vị khác.

Khi đơn vị thu tiền hộ hoặc đi vay tiền các đơn vị khác trong doanh nghiệp, hạch toán:

Nợ các TK 111, 112: Trị giá tiền đi vay hay thu hộ

Có TK 336: Trị giá tiền đi vay hay thu hộ.

 Trả các khoản phải nộp, phải trả, chi hộ, thu hộ cho Doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc khác.

Khi trả các khoản phải nộp, phải trả, chi hộ, thu hộ cho Doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc khác. Kế toán hạch toán:

Nợ TK 336: Trị giá tiền phải trả

Có các TK 111, 112, …: Trị giá tiền phải trả.

 Giảm vốn kinh doanh hoặc chuyển tài sản cho đơn vị khác trong Doanh nghiệp.

Khi có quyết định giảm vốn kinh doanh hoặc quyết định chuyển tài sản cho đơn vị trực thuộc khác trong Doanh nghiệp, kế toán hạch toán:

Nợ TK 3361: Trị giá tiền phải trả

Nợ TK 214: Trị giá hao mòn khi chuyển tài sản cố định cho đơn vị khác

Có các TK 152, 153, 156, 211, …: Tổng giá trị hàng hóa, TSCĐ, …

 Giao dịch với các đơn vị nội bộ phát sinh phần chênh lệch giữa các khoản phải thu và phải trả.

Kế toán hạch toán phần bù trừ giữa các khoản phải thu và phải trả khi giao dịch với các đơn vị nội bộ:

Nợ TK 336: Phải trả nội bộ

Có TK 136: Phải thu nội bộ.

 Đơn vị trực thuộc không được phân cấp kế toán đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (TK 421).

Định kỳ, kết chuyển các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí trực tiếp qua TK 336 hoặc qua TK 911:

Hạch toán kết chuyển doanh thu, thu nhập:

Nợ các TK 511, 711: Trị giá các khoản doanh thu, thu nhập

Có TK 911: Kết quả kinh doanh (Đơn vị trực thuộc theo dõi kết quả kinh doanh trong kỳ)

Có TK 336: Phải trả nội bộ (Đơn vị trực thuộc không theo dõi kết quả kinh doanh).

– Đơn vị trực thuộc được phân cấp theo dõi kết quả kinh doanh trong kỳ.

Định kỳ, kết chuyển lãi lên đơn vị cấp trên, hạch toán:

Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 336: Phải trả nội bộ.

Hạch toán kết chuyển các khoản chi phí:

Nợ TK 336: Phải trả nội bộ (Đơn vị trực thuộc không theo dõi kết quả kinh doanh)

Có TK 911: Kết quả kinh doanh (Đơn vị trực thuộc theo dõi kết quả kinh doanh trong kỳ).

Định kỳ, kết chuyển lỗ lên đơn vị cấp trên, hạch toán:

Nợ TK 336: Phải trả nội bộ

Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.

 Đơn vị trực thuộc được phân cấp hạch toán đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Định kỳ đơn vị hạch toán trực thuộc kết chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cho đơn vị cấp trên, hạch toán:

– Hạch toán kết chuyển lãi:

Nợ TK 421: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Có TK 336: Phải trả nội bộ.

– Hạch toán kết chuyển lỗ:

Nợ TK 336: Phải trả nội bộ

Có TK 421: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Cách hạch toán phải trả nội bộ theo TT 200Cách hạch toán phải trả nội bộ theo TT 200 đối với đơn vị cấp trên.

 Cấp sổ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho các đơn vị trực thuộc.

Đơn vị cấp trên cấp sổ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho các đơn vị trực thuộc, hạch toán:

Nợ TK 353: Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Có TK 336: Phải trả nội bộ.

 Các khoản phải trả cho các đơn vị trực thuộc.

Khi đơn vị cấp trên trả các khoản phải trả cho các đơn vị trực thuộc, hạch toán:

Nợ các TK 152, 153, 211: Trị giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, TSCĐ

Nợ TK 331: Trị giá phải trả cho người bán

Nợ TK 623, 627, 641, 642: Trị giá các khoản chi phí 

Có TK 336: Trị giá phải trả nội bộ.

 Thanh toán các khoản phải trả cho các đơn vị trực thuộc.

Khi thanh toán các khoản phải trả cho các đơn vị trực thuộc, hạch toán:

Nợ TK 336: Trị giá phải trả nội bộ

Có các TK 111, 112, …: Trị giá phải trả nội bộ.

 Đơn vị cấp trên bù trừ các khoản phải thu, phải trả nội bộ.

Khi phải bù trừ các khoản phải thu, phải trả nội bộ, hạch toán:

Nợ TK 336: Phải trả nội bộ

Có TK 136: Phải thu nội bộ.

Trên đây là phần nguyên lý về Cách hạch toán phải trả nội bộ theo TT 200. Sau đây mời các bạn theo dõi Ví dụ Cách hạch toán phải trả nội bộ theo TT 200.

Cách hạch toán phải trả nội bộ theo TT 200Ví dụ Cách hạch toán phải trả nội bộ theo TT 200.

Có số liệu như sau:

Tháng 1/2019, công ty Thiên Minh mở thêm 1 chi nhánh trực thuộc tại quận Thanh Xuân.

Công ty Thiên Minh cấp vốn cho chi nhánh Thanh Xuân như sau:

– Tiền mặt: 100.000.000 VNĐ.

– 1 xe tải nguyên giá 400.000.000 VNĐ.

– Công cụ dụng cụ trị giá 20.000.000 VNĐ.

Tháng 6/2019, công ty Thiên Minh ra quyết định điều chuyển xe tải đã cấp cho chi nhánh Thanh Xuân vào tháng 5 cho chi nhánh Cầu Giấy. Trị giá hao mòn của xe tải là 10.000.000 VNĐ.

>>> Với số liệu trên, chi nhánh tại Thanh Xuân hạch toán như sau:

Tháng 1/2019, Công ty Thiên Minh cấp vốn cho chi nhánh Thanh Xuân, hạch toán:

Nợ TK 111: 100.000.000 VNĐ

Nợ TK 211: 400.000.000 VNĐ

Nợ TK 153: 20.000.000 VNĐ

Có TK 3361: 520.000.000 VNĐ.

Tháng 6/2019, công ty Thiên Minh ra quyết định điều chuyển xe tải đã cấp cho chi nhánh Thanh Xuân vào tháng 5 cho chi nhánh Cầu Giấy, hạch toán:

Nợ TK 3361: 390.000.000 VNĐ

Nợ TK 214: 10.000.000 VNĐ

Có TK 211: 400.000.000 VNĐ.

Kế toán Hà Nội đã hướng dẫn các bạn Cách hạch toán phải trả nội bộ theo TT 200; Ví dụ Cách hạch toán phải trả nội bộ theo TT 200. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

 Mời các bạn xem Sơ đồ kế toán TK 336 – Phải trả nội bộ theo thông tư 200 của Kế toán Hà Nội.

Nếu bạn đang là kế toán viên, muốn nâng cao trình độ hoặc muốn có CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ >>> Hãy tham khảo LỚP ÔN THI CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI. Lớp ôn thi của Chúng tôi sẽ giúp bạn CÓ ĐƯỢC CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ.

Nếu bạn mới vào nghề kế toán, chưa có nhiều kinh nghiệm >>> hãy tham khảo CÁC KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC TẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI. Khóa học của Chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao cả kiến thức và kinh nghiệm làm kế toán.

Khóa học kế toán tổng hợp cho người đã biết kế toán.

Đối tác - khách hàng

ACB
Vietin_bank
MT-Phaco
Web Bách Thắng
BIDV
Agribank
ACB
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng