skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Cách tính giá nhập kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ

 Nguyên tắc tính giá nhập kho nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ? Cách tính giá nhập kho nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ trong các trường hợp cụ thể. Ví dụ mô tả về cách tính giá nhập kho nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ.

1. Nguyên tắc tính giá nhập kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ.

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC và thông tư 133/2016/TT-BTC thì: Hàng tồn kho của DN là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc bán trong kỳ SXKD bình thường, gồm:

  • Hàng mua đang đi trên đường;
  • Nguyên liệu, vật liệu;
  • Công cụ, dụng cụ;
  • Sản phẩm dở dang; 
  • Thành phẩm;
  • Hàng hóa;
  • Hàng gửi bán.

Cũng theo thông tư 200/2014/TT-BTC và thông tư 133/2016/TT-BTC thì: Khi xác định giá gốc của hàng tồn kho phải theo quy định của chuẩn mục kế toán “Hàng tồn kho” (chuẩn mực số 2).

Vậy chúng ta hiểu rằng khi tính giá nhập kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ phải được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc (giá thực tế) quy định trong chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” (chuẩn mực số 2).

Cách tính giá nhập kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ

Cách tính giá nhập kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ.

2. Cách tính giá nhập kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ trong các trường hợp cụ thể được tính như sau:

a. Tính giá nhập kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ trong trường hợp mua ngoài.

Giá nhập kho (Giá gốc) của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mua ngoài, bao gồm: Giá mua ghi trên hóa đơn, các khoản thuế không được hoàn lại (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT hàng nhập khẩu không được khấu trừ, thuế bảo vệ môi trường phải nộp (nếu có)), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,…  từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khácliên quan trực tiếp đến việc thu mua và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có).

Lưu ý một số trường hợp:

  • Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT.
  • Nếu thuế GTGT hàng nhập khẩu không được khấu trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mua vào bao gồm cả thuế GTGT.
  • Đối với nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mua bằng ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại hướng dẫn phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái).

b. Tính giá nhập kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ trong trường hợp tự chế biến.

Giá nhập kho (Giá gốc) của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ trong trường hợp tự chế biến, bao gồm: Giá thực tế của nguyên liệu xuất chế biến và chi phí chế biến.

c. Tính giá nhập kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ trong trường hợp thuê ngoài gia công chế biến.

Giá nhập kho (Giá gốc) của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ trong trường thuê ngoài gia công chế biến, bao gồm: Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công chế biến cộng (+) chi phí vận chuyển vật liệu đến nơi chế biến và từ nơi chế biến về doanh nghiệp, tiền thuê ngoài gia công chế biến.

d. Tính giá nhập kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ trong trường hợp nhận góp vốn liên doanh, cổ phần.

Giá nhập kho (Giá gốc) của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhận góp vốn liên doanh, cổ phần: Là giá trị được các bên tham gia góp vốn liên doanh thống nhất đánh giá chấp thuận.

e. Tính giá nhập kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ trong trường hợp được tặng, thưởng:

Giá nhập kho (Giá gốc) của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ được tặng, thưởng: Là giá trị thị trường tương đương cộng (+) với chi phí liên quan đến việc tiếp nhận (nếu có).

f. Giá gốc của phế liệu thu hồi:

Giá trị ghi sổ của phế liệu là giá ước tính có thể sử dụng được hay giá trị thu hồi tối thiểu.

3. Ví dụ mô tả về cách tính giá nhập kho nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ.

Ở mục 2 chúng ta đã xem cách tính giá nhập kho nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ trong một số trường hợp cụ thể. Để hiểu rõ hơn chúng ta nghiên cứu ví dụ cụ thể sau nhé.

Số liệu để tính giá nhập kho.

Tại Công ty TNHH Kế Toán Hà Nội có số liệu sau:

  • Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ.
  • Ngày 1/2/2019 công ty có hóa đơn GTGT mua vật liệu C của Công ty Điện Lạnh Việt Nam về nhập kho. Tóm tắt thôn tin trên hóa đơn như sau:
STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Vật liệu C Kg 3.000 25.000 75.000.000
Cộng tiền hàng
75.000.000
Thuế GTGT  10%                                 Tiền thuế GTGT              
7.500.000
                                                              Tổng cộng tiền thanh toán
82.500.000
Số tiền viết bằng chữ: Tám mươi hai triệu, năm trăm nghìn đồng chẵn.

Tại ngày 1/2/2019 Kế Toán Hà Nội chưa thanh toán tiền cho Công ty Điện Lạnh Việt Nam.

  • Ngày 1/2/2019 Kế Toán Hà Nội có hóa đơn GTGT về chi phí vận chuyển vật liệu C về nhập kho. Tóm tắt thôn tin trên hóa đơn như sau:
STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Cước vận chuyển Vật liệu C từ kho Công ty Điện Lạnh Việt Nam về kho Công ty TNHH Kế Toán Hà Nội  Chuyến 3 2.000.000 6.000.000
Cộng tiền hàng
6.000.000
Thuế GTGT  10%                                 Tiền thuế GTGT              
600.000
                                                              Tổng cộng tiền thanh toán
6.600.000
Số tiền viết bằng chữ: Sáu triệu, sáu trăm nghìn đồng chẵn.

Tại ngày 1/2/2019 Kế Toán Hà Nội thanh toán bằng tiền mặt VNĐ cho công ty vận tải Tân Hoàng Hiệp (bên vận chuyển).

Thực hành tính giá nhập kho.

Căn cứ vào hóa đơn mua hànghóa đơn vận chuyển trên, Kế Toán Hà Nội tính trị giá thực tế (giá gốc) vật liệu C  như sau:

Giá gốc nhập kho vật liệu C = 75.000.000 đ + 6.000.000 đ = 81.000.000 đ

Và ghi sổ kế toán như sau:

– Phản ánh giá mua vật liệu C:

Căn cứ vào hóa đơn GTGT  và phiếu nhập kho, ghi sổ:

Nợ TK 152 (chi tiết: vật liệu C): 75.000.000 đ

Nợ TK 133 (1331): 7.500.000 đ

Có TK 331 (chi tiết: Công ty Điện Lạnh Việt Nam): 82.500.000 đ.

– Phản ánh chi phí vận chuyển vật liệu C:

Căn cứ vào hóa đơn GTGT  và phiếu chi tiền, ghi sổ:

Nợ TK 152 (chi tiết: vật liệu C): 6.000.000 đ

Nợ TK 133 (1331): 600.000 đ

Có TK 111 (1111): 6.600.000 đ.

Cảm ơn bạn đã đọc:  Nguyên tắc tính giá nhập kho nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ? Cách tính giá nhập kho nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ trong các trường hợp cụ thể. Ví dụ mô tả về cách tính giá nhập kho nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ.

Kế Toán Hà Nội chúc bạn sức khỏe và thành công!

Nếu bạn là Kế toán đã có trên 2 năm kinh nghiệm, muốn thành công hơn nữa với nghề kế toán. Có thể xem thêm về CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾLỚP ÔN THI CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ.

Địa chỉ học kế toán tổng hợp trên chứng từ thực tế dành cho người đã biết

Đối tác - khách hàng

ACB
Vietin_bank
MT-Phaco
Web Bách Thắng
BIDV
Agribank
ACB
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng