skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 200

Tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 200 xác định như thế nào? đấy là câu hỏi của nhiều bạn Kế toán trẻ. Trong bài viết này Kế Toán Hà Nội xin được trình bày Cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 200 trong các trường hợp: Mua bán ngoại tệ; Xác định doanh thu và chi phí bằng ngoại tệ: Khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập BCTC.

Chúng ta lần lượt nghiên cứu Cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 200 đối với từng trường hợp cụ thể sau nhé:

Cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 200

Cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 200.

Tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 200 Cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 200 khi phát sinh giao dịch bằng ngoại tệ trong kỳ.

Các giao dịch ngoại tệ liên quan đến Mua, bán ngoại tệ; Doanh thu và chi phí >>> Nếu Kế toán dùng tỷ giá giao dịch thực tế để ghi số kế toán thì phải biết cách xác định tỷ giá thực tế đúng theo thông tư hướng dẫn. Vậy xác định tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 200 trong các trường hợp này như thế nào? Mời các bạn cùng nghiên cứu.

Tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 200Tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 200 khi MUA BÁN NGOẠI TỆ được xác định?

Thông tư 200 hướng dẫn > Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa Doanh nghiệp và Ngân hàng thương mại. Trường hợp mà trong  hợp đồng không quy định tỷ giá thanh toán thì DN ghi sổ kế toán theo nguyên tắc sau:

  + Khi góp vốn hoặc nhận vốn góp >>> Tỷ giá giao dịch thực tế  tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi DN mở tài khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn;

+ Khi ghi nhận nợ phải thu >>> Tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi DN chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh;

+ Khi ghi nhận nợ phải trả >>> Tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá bán của ngân hàng nơi DN dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.

+ Các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài khoản phải trả) >>> Tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua của ngân hàng nơi DN thực hiện thanh toán.

Tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 200Tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 200 khi xác định DOANH THU và CHI PHÍ bằng ngoại tệ  được xác định?

Tỷ giá giao dịch thực tế khi xác định doanh thuchi phí đối với Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo TT 200 được áp dụng tại Điều 2, Khoản 4 Thông tư 26/2015/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung Điều 27 thông tư 156/2013/TT-BTC). Theo đó:

Tỷ giá giao dịch thực tế dùng để hạch toán doanh thu tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi Doanh nghiệp mở tài khoản tại thời điểm giao dịch phát sinh.

Tỷ giá giao dịch thực tế dùng để hạch toán chi phítỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi Doanh nghiệp mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.

Bạn vừa xem xong Cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 200 đối với các hoạt động liên quan đến ngoại tệ phát sinh trong kỳ. Mời Bạn xem tiếp Cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 200 khi thực hiện đánh giá lại các loại ngoại tệ cuối kỳ.

Tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 200 Cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 200 khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập BCTC:

Tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá công bố của ngân hàng thương mại nơi DN thường xuyên có giao dịch (do DN tự lựa chọn) theo nguyên tắc sau:

+ Khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là tài sản >>> Tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi DN thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập BCTC. Đối với các khoản ngoại tệ gửi ngân hàng thì tỷ giá thực tế khi đánh giá lạitỷ giá mua của chính ngân hàng nơi DN mở tài khoản ngoại tệ;

+ Khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là nợ phải trả >>> Tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại tại thời điểm lập BCTC;

+ Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch nội bộ.

Hi vọng rằng qua bài viết này, Bạn đã hiểu rõ Cách xác định Tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 200. 

Chúc bạn Sức khỏe và Thành công!

Mời bạn xem thêm:

Tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 200 Tỷ giá ghi sổ theo thông tư 200.

Tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 200 Cách hạch toán tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái theo TT 133/2016/TT-BTC.

Tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 200Cách hạch toán tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái theo TT  200/2014/TT-BTC.

Khóa học kế toán tổng hợp cho người đã biết kế toán.

Đối tác - khách hàng

ACB
Vietin_bank
MT-Phaco
Web Bách Thắng
BIDV
Agribank
ACB
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng