skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Cách xử lý hóa đơn viết sai mới nhất

Cách xử lý hóa đơn viết sai như thế nào? Trong thực tế có nhiều lý do khác nhau dẫn đến kế toán viết sai hóa đơn như: hóa đơn viết sai ngày tháng, hóa đơn viết sai số tiền hàng, hóa đơn viết sai địa chỉ, mã số thuế, hóa đơn viết sai thuế suất …. Vậy những cách xử lý hóa đơn viết sai này như thế nào cho đúng theo quy định? 

I. Các lỗi viết sai hóa đơn thường gặp.

Trong thực tế do sự thiếu cẩn thận hoặc do chưa có kỹ năng làm việc, kỹ năng viết hóa đơn nên kế toán thường hay mắc phải các lỗi sau đây:

  • Hóa đơn viết sai ngày tháng năm.
  • Hóa đơn viết sai mã số thuế người mua.
  • Hóa đơn viết sai địa chỉ người mua.
  • Hóa đơn viết sai tên công ty bên mua.
  • Hóa đơn viết sai thuế suất thuế GTGT.
  • Hóa đơn viết sai tên hàng hóa, dịch vụ.
  • Hóa đơn viết sai đơn giá dẫn đến sai thành tiền, tổng tiền thanh toán.
  • Hóa đơn viêt sai số tiền bằng chữ….

II. Căn cứ pháp lý, nhận diện trường hợp để có cách xử lý hóa đơn viết sai hóa đơn.

 1. Căn cứ pháp lý cho cách xử lý hóa đơn viết sai.

  • Điều 20 – “Xử lý đối với hoá đơn đã lập” của Thông tư 39/2014/TT-BTC. Ban hành ngày 31/03/2014.
  • Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC. Ban hành ngày 27/02/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2014/TT-BTC.
Cách xử lý hóa đơn viết sai mới nhất

                          Hướng dẫn cách xử lý hóa đơn viết sai theo quy định mới nhất.

 2. Nhận diện các trường hợp để có cách xử lý hóa đơn viết sai.

Có nhiều lỗi viết sai hóa đơn như ở trên đã đưa ra. Tuy nhiên chúng ta có thể chia thành 3 trường hợp như sau:

  1. Hóa đơn đã sai và chưa giao cho người mua.
  2. Hóa đơn viết sai, đã giao cho người mua nhưng bên bán và bên mua chưa kê khai thuế GTGT.
  3. Hóa đơn viết sai, đã giao cho người mua nhưng đã kê khai thuế GTGT.

Vậy cách xử lý hóa đơn viết sai cụ thể đối với 3 trường hợp này như thế nào? Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết.

III. Cách xử lý hóa đơn viết sai đối với từng trường hợp cụ thể.

 1. Cách xử lý hóa đơn viết sai và chưa giao cho người mua.

Cách xử lý hóa đơn viết sai đối với tường hợp này với bất cứ lỗi gì bạn cũng xử lý như nhau. Cụ thể các bước cách xử lý hóa đơn viết sai như sau:

 – Khi bạn đang viết hóa đơn mà phát hiện ra mình viết sai. Dù đã xé khỏi cuống hay chưa xé khỏi cuống thì bạn cần phải:

  • Gạch chéo hóa đơn viết sai.
  • Lập lại hóa đơn mới thay thế. Ngày xuất hóa đơn mới thay thế là ngày thực lập hóa đơn.

 – Biện pháp xử lý về sau đối với các hóa đơn viết sai này như thế nào?

  + Thứ nhất: Không được xé, tiêu hủy hóa đơn viết sai. Sau khi gạch chéo các liên của hóa đơn viết sai kế toán cần phải lưu tại cuống để sau này cơ quan thuế kiểm tra đối chiếu. Nếu xé, tiêu hủy tức là hóa đơn không còn thì coi như doanh nghiệp làm mất hóa đơn. Khi đó sẽ bị phạt về hành vi làm mất hóa đơn.

  + Thứ hai: Các số hóa đơn viết sai mà đã gạch chéo để xuất lại hóa đơn mới sẽ được kê khai ở cột “xóa bỏ” trên báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

Đó là cách xử lý viết sai hóa đơn đối với trường hợp chưa giao hóa đơn cho khách hàng. Sau đây chúng ta sẽ cùng đi đến cách xử lý hóa đơn viết sai tiếp theo.

 2. Cách xử lý hóa đơn viết sai đã giao cho người mua nhưng bên bán và bên mua chưa kê khai thuế GTGT.

Khi kế toán đã giao hóa đơn cho người mua, sau đó mới phát hiện ra hóa đơn bị sai. Tại thời điểm phát hiện ra hóa đơn bị sai hai bên chưa thực hiện kê khai thuế GTGT đối với hóa đơn này. Thì cách xử lý hóa đơn viết sai đối với trường hợp này như sau.

  – Bên bán và bên mua tiến hành  lập BIÊN BẢN THU HỒI HÓA ĐƠN. Biên bản thu hồi hóa đơn cần thể hiện rõ được lý do tại sao thu hồi hóa đơn đó. Hai bên ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu vào biên bản. Biên bản được lập thành 02 bản mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau.

  – Tiếp theo, bên bán thu lại hóa đơn viết sai từ người mua. Gạch chéo các liên, lưu giữ hóa đơn viết sai tại cuống.

  – Cuối cùng là xuất lại hóa đơn mới thay thế, giao cho người mua và hai bên kê khai bình thường.

 3. Cách xử lý hóa đơn viết sai đã giao cho người mua đồng thời hóa đơn này đã được kê khai.

Trường hợp 1: Hóa đơn bị sai nhưng KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỐ TIỀN.

Hóa đơn nếu chỉ bị sai tên, địa chỉ của người mua. Có nghĩa là nếu tất cả các chỉ tiêu đều đúng, ngoại trừ 2 chỉ tiêu là tên và địa chỉ của bên mua.

=>Thì bên bán chỉ cần lập BIÊN BẢN ĐIỀU CHỈNH mà không cần xuất HÓA ĐƠN ĐIỀU CHỈNH.

Trường hợp 2: Hóa đơn bị sai sót đối với các trường hợp còn lại (bị sai mã số thuế, số tiền, đơn giá, tên hàng hóa, số tiền bằng chữ, thuế suất …. và đã kê khai).

Nếu rơi vào trường hợp này thì bên bán cần lập BIÊN BẢN ĐIỀU CHỈNH và xuất HÓA ĐƠN ĐIỀU CHÌNH sai sót.

+ Nếu việc điều chỉnh hóa đơn dẫn đến việc làm tăng số tiền hàng, số thuế GTGT. Thì kế toán kê khai hóa đơn mới như một hóa đơn bình thường.

+ Nếu việc điều chỉnh hóa đơn dẫn đến ciệc làm giảm tiền hàng, số tiền thuế GTGT. Thì các bạn cần tham khảo thêm trường hợp kê khai bổ sung, điều chỉnh hóa đơn GTGT.

+ Nếu việc điều chỉnh không làm ảnh hưởng đến số tiền hàng, tiền thuế GTGT. Thì kế toán hai bên lưu lại biên bản để giải trình khi cần thiết là được.

Trên đây là hướng dẫn cách xử lý các trường hợp viêt sai hóa đơn theo quy định mới nhất. Trong quá trình làm việc, nếu bạn bị viết sai hóa đơn. Thì bạn cần phân loại trường hợp hóa đơn bị sai để có cách xử lý đúng theo quy định của pháp luật.

Các bạn tham khảo thêm:

>>

>>

>>

 

Khóa học kế toán tổng hợp cho người đã biết kế toán.

Khóa học kế toán tổng hợp cho người đã biết kế toán.

 

Đối tác - khách hàng

ACB
Vietin_bank
MT-Phaco
Web Bách Thắng
BIDV
Agribank
ACB
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng