skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Hạch toán cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược theo TT 200

Hạch toán cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược theo TT 200. Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược là một trong những hoạt động trong Doanh nghiệp. Khi phát sinh các hoạt động này, kế toán sẽ hạch toán ra sao? Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn cách Hạch toán cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược theo TT 200.

Hạch toán cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược theo TT 200

Hạch toán cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược theo TT 200

Mời các bạn theo dõi bài viết.

Hạch toán cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược theo TT 200Tài khoản sử dụng.

Để Hạch toán cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược theo TT 200, chúng ta sử dụng tài khoản 244.

Tài khoản 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược: Là TK dùng để phản ánh số tiền hoặc giá trị tài sản mà DN đem đi cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược tại các DN, tổ chức khác trong các quan hệ kinh tế theo quy định của pháp luật.

Hạch toán cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược theo TT 200Hạch toán cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược theo TT 200.

Kế toán hạch toán các nghiệp vụ cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược phát sinh cụ thể như sau:

Hạch toán cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược theo TT 200Hạch toán ký quỹ, ký cược bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng tại ngân hàng.

Ký quỹ, ký cược là hoạt động DN dùng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng vào tài khoản phong toả tại Ngân hàng để đảm bảo việc thực hiện bảo lãnh cho DN. Kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 244: Trị giá tiền dùng ký quỹ, ký cược

Có các TK 111, 112: Trị giá tiền dùng ký quỹ, ký cược.

Hạch toán cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược theo TT 200Hạch toán cầm cố tài sản cố định.

Cầm cố tài sản là việc DN mang tài sản của mình giao cho người nhận cầm cố cầm giữ để vay vốn hoặc để nhận các loại bảo lãnh. Kế toán hạch toán khi DN mang TSCĐ đi cầm cố như sau:

Nợ TK 244: Trị giá còn lại của TSCĐ mang đi cầm cố

Nợ TK 214: Trị giá hao mòn của TSCĐ mang đi cầm cố

Có các TK 211, 213: Nguyên giá của TSCĐ mang đi cầm cố.

Lưu ý: Trường hợp thế chấp bằng giấy tờ (giấy chứng nhận sở hữu nhà đất, tài sản) chỉ theo dõi trên sổ chi tiết, không phản ánh trên tài khoản này.

Hạch toán cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược theo TT 200Hạch toán cầm cố, thế chấp tài sản khác.

Khi DN đem tài sản khác đi cầm cố, thế chấp, kế toán hạch toán:

Nợ TK 244: Trị giá tài sản khác mang đi cầm cố, thế chấp (chi tiết theo từng khoản)

Có các TK 152, 155, 156,…: Trị giá tài sản khác mang đi cầm cố, thế chấp.

Hạch toán cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược theo TT 200Hạch toán nhận lại tài sản cầm cố hoặc tiền ký quỹ, ký cược.

Khi DN nhận lại tiền ký quỹ, ký cược hoặc tài sản cầm cố, kế toán hạch toán:

 DN nhận lại số tiền ký quỹ, ký cược, hạch toán:

Nợ các TK 111, 112: Trị giá tiền dùng ký quỹ, ký cược

Có TK 244: Trị giá tiền dùng ký quỹ, ký cược.

 DN nhận lại lại tài sản cố định cầm cố, thế chấp, hạch toán:

Nợ các TK  211, 213: Nguyên giá của TSCĐ mang đi cầm cố.

Có TK 244: Trị giá còn lại của TSCĐ mang đi cầm cố

Có TK 214: Trị giá hao mòn của TSCĐ mang đi cầm cố.

 DN nhận lại tài sản khác mang đi cầm cố, thế chấp, hạch toán:

Nợ các TK 152, 155, 156,…: Trị giá tài sản khác mang đi cầm cố, thế chấp

Có TK 244: Trị giá tài sản khác mang đi cầm cố, thế chấp (chi tiết từng khoản).

Hạch toán cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược theo TT 200Hạch toán cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược khi DN không thực hiện đúng cam kết, vi phạm hợp đồng.

Khi DN không thực hiện đúng cam kết, bị phạt vi phạm hợp đồng trừ vào tiền ký quỹ, ký cược, hạch toán:

Nợ TK 811: Trị giá tiền bị trừ

Có TK 244: Trị giá tiền bị trừ.

Hạch toán cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược theo TT 200Hạch toán cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược khi thanh toán cho người bán bằng khoản ký cược, ký quỹ.

Khi DN thanh toán cho người bán bằng khoản ký cược, ký quỹ, kế toán hạch toán:

Nợ TK 331: Phải trả cho người bán bằng khoản ký cược, ký quỹ

Có TK 244: Phải trả cho người bán bằng khoản ký cược, ký quỹ.

Hạch toán cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược theo TT 200Hạch toán cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược khi khoản ký cược, ký quỹ được quyền nhận lại có gốc ngoại tệ.

Khi lập Báo cáo tài chính, nếu các khoản ký cược, ký quỹ được quyền nhận lại có gốc ngoại tệ, kế toán đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Kế toán hạch toán theo 2 trường hợp: Trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá Đồng Việt Nam; Trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá Đồng Việt Nam. Cụ thể:

 Trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá Đồng Việt Nam.

Khi tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá Đồng Việt Nam, hạch toán:

Nợ TK 244: : Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 4131: Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái.

 Trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá Đồng Việt Nam

Khi tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá Đồng Việt Nam, hạch toán:

Nợ TK 4131: Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 244: Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái.

Trên đây, Kế toán Hà Nội vừa hướng dẫn các bạn Hạch toán cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược theo TT 200. Mời các bạn theo dõi Ví dụ Hạch toán cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược theo TT 200 để hiểu rõ hơn.

Hạch toán cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược theo TT 200Ví dụ Hạch toán cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược theo TT 200.

Có số liệu như sau:

Ngày 25/05/2019, công ty Long Hưng mang 1 ô tô tải đi cầm cố để vay ngắn hạn ngân hàng.

  • Nguyên giá ô tô tải là 700.000.000 VNĐ.
  • Trị giá hao mòn là 300.000.000 VNĐ.

Với số liệu trên, kế toán công ty Long Hưng hạch toán như sau:

– Khi DN đem TSCĐ đi cầm cố, kế toán hạch toán:

Nợ TK 244: 400.000.000 VNĐ

Nợ TK 214: 300.000.000 VNĐ

Có TK 211: 700.000.000 VNĐ.

Kế toán Hà Nội vừa hướng dẫn các bạn Hạch toán cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược theo TT 200; Ví dụ Hạch toán cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược theo TT 200. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Khóa học kế toán tổng hợp cho người đã biết kế toán.

Đối tác - khách hàng

ACB
Vietin_bank
MT-Phaco
Web Bách Thắng
BIDV
Agribank
ACB
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng