skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ theo TT133 và TT200

Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ theo TT133 và TT200. Công cụ dụng cụ là tư liệu lao động của Doanh nghiệp, được quản lý và hạch toán giống Nguyên liệu vật liệu. Vậy kế toán sẽ hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ như thế nào? KẾ TOÁN HÀ NỘI sẽ hướng dẫn các bạn cách Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ theo TT133 và TT200; Ví dụ Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ theo TT133 và TT200.

Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ theo TT133 và TT200

Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ theo TT133 và TT200Trước khi tìm hiểu về cách Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ, chúng ta sẽ tìm hiểu 1 số vấn đề quan trọng sau.

 Công cụ dụng cụ là gì? Điều kiện ghi nhận công cụ dụng cụ.

– Theo Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định:

Công cụ dụng cụ là những tài sản có giá trị < 30.000.000 VNĐ hoặc thời gian sử dụng < 1 năm.

– Theo Điều 25 Thông tư 133/2016/TT-BTC.

“Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với TSCĐ. Vì vậy công cụ, dụng cụ được quản lý và hạch toán như nguyên liệu, vật liệu. Theo quy định hiện hành, những tư liệu lao động sau đây nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ thì được ghi nhận là công cụ, dụng cụ:

– Các đà giáo, ván khuôn, công cụ, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất xây lắp;

– Các loại bao bì bán kèm theo hàng hóa có tính tiền riêng, nhưng trong quá trình bảo quản hàng hóa vận chuyển trên đường và dự trữ trong kho có tính giá trị hao mòn để trừ dần giá trị của bao bì;

– Những dụng cụ, đồ nghề bằng thủy tinh, sành, sứ;

– Phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng;

– Quần áo, giày dép chuyên dùng để làm việc,…”

Thời gian phân bổ Công cụ dụng cụ là bao nhiêu lâu?

Theo khoản 2 điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC quy định: Thời gian phân bổ chi phí Công cụ dụng cụ không quá 3 năm.

 Phương pháp phân bổ Công cụ dụng cụ.

Theo Điều 25 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định:

– Những Công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ thì hạch toán toàn bộ vào chi phí.

– Những Công cụ dụng cụ có giá trị lớn hay liên quan đến nhiều kỳ kế toán thì hạch toán vào tài khoản 242- Chi phí trả trước. Hàng tháng phân bổ vào chi phí.

Sau đây mời các bạn theo dõi Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ theo TT133 và TT200.

Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ theo TT133 và TT200Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ theo TT133 và TT200.

Khi mua Công cụ dụng cụ về Doanh nghiệp sẽ nhập kho sau đó xuất phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Kế toán sẽ hạch toán chi tiết từng nghiệp vụ như sau:

Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ theo TT133 và TT200Hạch toán mua công cụ dụng cụ về nhập kho.

Khi mua Công cụ dụng cụ về dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Doanh nghiệp tiến hành nhập kho để theo dõi số lượng và giá trị CCDC sử dụng. Kế toán hạch toán:

Nợ TK 153: Trị giá CCDC chưa có thuế GTGT

Nợ TK 1331: Tiền thuế GTGT được khấu trừ

Có các TK 111, 112, 331: Tổng trị giá thanh toán khi mua CCDC.

Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ theo TT133 và TT200Hạch toán xuất công cụ dụng cụ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khi xuất công cụ dụng cụ đưa vào sử dụng, căn cứ vào giá trị và thời gian sử dụng CCDC mà kế toán hạch toán theo các trường hợp như: Trường hợp CCDC có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng ngắn; Trường hợp CCDC có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài. Cụ thể:

Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ theo TT133 và TT200 Trường hợp CCDC có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng ngắn.

Khi CCDC có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng ngắn thì kế toán hạch toán toàn bộ vào chi phí:

Nợ TK 154: Trị giá CDCD dùng cho bộ phận sản xuất (Theo TT 133)

Nợ TK 6421: Trị giá CDCD dùng cho bộ phận bán hàng (Theo TT 133)

Nợ TK 6422: Trị giá CDCD dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp (Theo TT 133)

Nợ TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công (Theo TT 200)

Nợ TK 627: Trị giá CDCD dùng sản xuất chung (Theo TT 200)

Nợ TK 641: Trị giá CDCD dùng cho bộ phận bán hàng (Theo TT 200)

Nợ TK 642: Trị giá CDCD dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp (Theo TT 200)

Có TK 153: Trị giá CDCD dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ theo TT133 và TT200 Trường hợp CCDC có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài.

– Khi CCDC có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài, kế toán sẽ phân bổ vào chi phí trả trước, hạch toán:

Nợ TK 242: Trị giá CDCD

Có TK 153: Trị giá CDCD.

– Cuối mỗi tháng, kế toán phân bổ chi phí CCDC vào chi phí trả trước, hạch toán:

Nợ TK 154: Trị giá phân bổ CDCD dùng cho bộ phận sản xuất (Theo TT 133)

Nợ TK 6421: Trị giá phân bổ CDCD dùng cho bộ phận bán hàng (Theo TT 133)

Nợ TK 6422: Trị giá phân bổ CDCD dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp (Theo TT 133)

Nợ TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công phân bổ (Theo TT 200)

Nợ TK 627: Trị giá phân bổ CDCD dùng sản xuất chung (Theo TT 200)

Nợ TK 641: Trị giá phân bổ CDCD dùng cho bộ phận bán hàng (Theo TT 200)

Nợ TK 642: Trị giá phân bổ CDCD dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp (Theo TT 200)

Có TK 242: Trị giá CDCD phân bổ.

Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ theo TT133 và TT200Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ theo TT133 và TT200.

Tính phân bổ công cụ dụng cụ theo 2 trường hợp, đó là: Trường hợp mua và sử dụng CCDC từ ngày đầu tiên của tháng (ngày mùng 1); Trường hợp mua và sử dụng CCDC ngay không trọn tháng (không phải từ ngày mùng 1). Cách tính cụ thể như sau:

Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ theo TT133 và TT200 Trường hợp mua và sử dụng CCDC từ ngày đầu tiên của tháng (ngày mùng 1).

Giá trị phân bổ CCDC tháng đầu sử dụng = Giá trị CCDC / Số tháng phân bổ CCDC.

Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ theo TT133 và TT200 Trường hợp mua và sử dụng CCDC ngay không trọn tháng (không phải từ ngày mùng 1).

Giá trị phân bổ CCDC tháng đầu sử dụng = (Mức phân bổ CCDC theo tháng / Số ngày trong tháng bắt đầu sử dụng) * Số ngày sử dụng ở tháng đầu tiên.

Trong đó:

Số ngày sử dụng ở tháng đầu tiên = Tổng số ngày trong tháng – Ngày đầu sử dụng + 1.

Các bạn vừa tìm hiểu nguyên lý Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ theo TT133 và TT200. Mời các bạn xem Ví dụ Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ theo TT133 và TT200 để hiểu rõ hơn.

Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ theo TT133 và TT200Ví dụ Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ theo TT133 và TT200.

Có số liệu như sau:

Ngày 01/02/2019, Công ty Hải Phong mua 1 máy điều hòa Panasonic của công ty Việt Long, cụ thể:

– Trị giá chưa thuế GTGT máy điều hòa Panasonic là 20.000.000 VNĐ/chiếc. Thuế GTGT 10%. Công ty chưa thanh toán cho công ty Việt Long.

– Công ty Hải Phong đưa máy vào sử dụng ngay (Ngày 01/02/2019)bộ phận quản lý doanh nghiệp.

– Công ty Hải Phong thực hiện phân bổ trong 10 tháng.

Với số liệu trên, kế toán công ty Hải Phong hạch toán như sau:

– Tính phân bổ công cụ dụng cụ:

Giá trị phân bổ CCDC tháng đầu sử dụng = 20.000.000 VNĐ / 10 tháng = 2.000.000 VNĐ.

– Kế toán hạch toán:

Khi mua CCDC về nhập kho, hạch toán:

Nợ TK 153: 20.000.000 VNĐ

Nợ TK 1331: 2.000.000 VNĐ

Có TK 331 (công ty Việt Long): 22.000.000 VNĐ.

Xuất kho CCDC vào sử dụng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, hạch toán:

Nợ TK 242: 20.000.000 VNĐ

Có TK 153: 20.000.000 VNĐ.

Cuối tháng, kế toán phân bổ chi phí CCDC vào chi phí trả trước, hạch toán:

Nợ TK 642: 2.000.000 VNĐ

Có TK 242: 2.000.000 VNĐ.

Trên đây là cách Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ theo TT133 và TT200; Ví dụ Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ theo TT133 và TT200. 

Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Nếu bạn đang là kế toán viên, muốn nâng cao trình độ hoặc muốn có CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ >>> Hãy tham khảo LỚP ÔN THI CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI. Lớp ôn thi của Chúng tôi sẽ giúp bạn CÓ ĐƯỢC CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ.

Nếu bạn mới vào nghề kế toán, chưa có nhiều kinh nghiệm >>> hãy tham khảo CÁC KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC TẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI. Khóa học của Chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao cả kiến thức và kinh nghiệm làm kế toán.

Khóa học kế toán tổng hợp cho người đã biết kế toán.

 

Đối tác - khách hàng

ACB
Vietin_bank
MT-Phaco
Web Bách Thắng
BIDV
Agribank
ACB
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng