skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản theo TT200

Hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản theo TT200. Trên thực tế, tài sản của Doanh nghiệp như TSCĐ, hàng hóa, BĐS đầu tư, … sau một thời gian sử dụng, do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau giá trị còn lại của tài sản không phản ánh đúng giá thị trường của nó. Vì vậy Doanh nghiệp tiến hành đánh giá lại tài sản theo mặt bằng giá ở thời điểm đánh giá lại tài sản. Vậy khi đó kế toán sẽ hạch toán ra sao?

Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn cách Hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản theo TT200; Ví dụ Hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản theo TT200.

Hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản theo TT200

(Theo TT200)

Mời các bạn theo dõi bài viết.

Hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản theo TT200Tài khoản sử dụng.

Để Hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản theo TT200, chúng ta sử dụng TK 412.

Tài khoản 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản: Là tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản hiện có và tình hình xử lý số chênh lệch đó ở doanh nghiệp. 

Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu cách Hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản theo TT200.

Hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản theo TT200Hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản theo TT200.

Khi tiến hành đánh giá lại tài sản, DN phải tổng hợp xác định số tài sản hiện có >> thành lập Hội đồng đánh giá lại tài sản. Sau đó, DN phải xác định phần nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại phải điều chỉnh tăng hoặc giảm so với sổ kế toán để làm căn cứ ghi sổ. Kế toán các nghiệp vụ hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản như sau:

Hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản theo TT200Hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản theo TT200 đối với vật tư, hàng hóa.

Hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản theo TT200 đối với vật tư, hàng hóa

Khi Doanh nghiệp tiến hành kiểm kê, đánh giá lại tài sản là vật tư, hàng hóa, sẽ xảy ra 2 trường hợp là: Trường hợp trị giá đánh giá lại cao hơn trị giá đã ghi sổ; Trường hợp trị giá đánh giá lại thấp hơn trị giá đã ghi sổ. Cụ thể:

Hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản theo TT200 Trường hợp trị giá vật tư, hàng hóa đánh giá lại CAO hơn trị giá đã ghi sổ.

Khi Doanh nghiệp tiến hành kiểm kê, đánh giá lại tài sản là vật tư, hàng hóa. Trị giá đánh giá lại cao hơn trị giá đã ghi sổ kế toán thì ghi tăng số chênh lệch giá, kế toán hạch toán:

Nợ TK 152: Trị giá số chênh lệch đánh giá lại nguyên vật liệu

Nợ TK 153: Trị giá số chênh lệch đánh giá lại công cụ dụng cụ

Nợ TK 155: Trị giá số chênh lệch đánh giá lại thành phẩm

Nợ TK 156: Trị giá số chênh lệch đánh giá lại hàng hóa

Có TK 412: Trị giá số chênh lệch đánh giá lại tài sản.

Hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản theo TT200 Trường hợp trị giá vật tư, hàng hóa đánh giá lại THẤP hơn trị giá đã ghi sổ.

Khi Doanh nghiệp tiến hành kiểm kê, đánh giá lại tài sản là vật tư, hàng hóa. Trị giá đánh giá lại thấp hơn trị giá đã ghi sổ kế toán thì ghi giảm số chênh lệch giá, kế toán hạch toán:

Nợ TK 412: Trị giá số chênh lệch đánh giá lại tài sản

Có TK 152: Trị giá số chênh lệch đánh giá lại nguyên vật liệu

Có TK 153: Trị giá số chênh lệch đánh giá lại công cụ dụng cụ

Có TK 155: Trị giá số chênh lệch đánh giá lại thành phẩm

Có TK 156: Trị giá số chênh lệch đánh giá lại hàng hóa

Hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản theo TT200Hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản theo TT200 đối với TSCĐ, BĐS đầu tư.

Hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản theo TT200 đối với TSCĐ, BĐS đầu tư.

Căn cứ vào “Biên bản kiểm kê TSCĐ; Biên bản đánh giá lại TSCĐ”, kế toán hạch toán 2 trường hợp: Trường hợp TSCĐ, BĐS đầu tư đánh giá lại có giá trị cao hơn giá trị ghi sổ; Trường hợp TSCĐ, BĐS đầu tư đánh giá lại có giá trị thấp hơn giá trị ghi sổ. Cụ thể:

Hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản theo TT200 Trường hợp TSCĐ, BĐS đầu tư đánh giá lại có giá trị CAO hơn giá trị ghi sổ.

Khi giá trị TSCĐ, BĐS đầu tư đánh giá lại có giá trị cao hơn giá trị ghi sổ, kế toán ghi tăng nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị hao mòn, hạch toán:

Nợ TK 211: Trị giá nguyên giá TSCĐ hữu hình điều chỉnh tăng

Nợ TK 213: Trị giá nguyên giá TSCĐ vô hình điều chỉnh tăng

Nợ TK 217: Trị giá nguyên giá BĐS đầu tư điều chỉnh tăng

Có TK 2141: Trị giá hao mòn TSCĐ hữu hình điều chỉnh tăng

Có TK 2143: Trị giá hao mòn TSCĐ vô hình điều chỉnh tăng

Có TK 2147: Trị giá hao mòn BĐS đầu tư điều chỉnh tăng

Có TK 412: Trị giá số chênh lệch đánh giá lại tài sản (giá trị còn lại tăng).

Hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản theo TT200 Trường hợp TSCĐ, BĐS đầu tư đánh giá lại có giá trị THẤP hơn giá trị ghi sổ.

Khi giá trị TSCĐ, BĐS đầu tư đánh giá lại có giá trị thấp hơn giá trị ghi sổ, kế toán ghi giảm nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị hao mòn, hạch toán:

Nợ TK 412: Trị giá số chênh lệch đánh giá lại tài sản (giá trị còn lại giảm)

Nợ TK 2141: Trị giá hao mòn TSCĐ hữu hình điều chỉnh giảm

Nợ TK 2143: Trị giá hao mòn TSCĐ vô hình điều chỉnh giảm

Nợ TK 2147: Trị giá hao mòn BĐS đầu tư điều chỉnh giảm

Có TK 211: Trị giá nguyên giá TSCĐ hữu hình điều chỉnh giảm

Có TK 213: Trị giá nguyên giá TSCĐ vô hình điều chỉnh giảm

Có TK 217: Trị giá nguyên giá BĐS đầu tư điều chỉnh giảm.

Hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản theo TT200Hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản theo TT200 khi xử lý chênh lệch đánh giá lại tài sản cuối năm.

Kế toán xử lý chênh lệch đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan hoặc cấp có thẩm quyền vào cuối năm tài chính, hạch toán cụ thể như sau:

– Trường hợp tài khoản 412 có số dư bên Có, có quyết định bổ sung Vốn đầu tư của chủ sở hữu, hạch toán:

Nợ TK 412: Trị giá số chênh lệch đánh giá lại tài sản

Có TK 411: Trị giá số chênh lệch đánh giá lại tài sản.

– Trường hợp tài khoản 412 có số dư bên Nợ, có quyết định ghi giảm Vốn đầu tư của chủ sở hữu, hạch toán:

Nợ TK 411: Trị giá số chênh lệch đánh giá lại tài sản

Có TK 412: Trị giá số chênh lệch đánh giá lại tài sản.

Trên đây, các bạn đã được tìm hiểu nguyên lý Hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản theo TT200. Mời các bạn theo dõi Ví dụ Hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản theo TT200 để hiểu rõ hơn.

Hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản theo TT200Ví dụ Hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản theo TT200.

Có số liệu như sau:

Tháng 1/2018, công ty Nam Hà tiến hành đánh giá lại tài sản là máy in đã mua từ tháng 1/2017. Cụ thể:

– Nguyên giá cũ của máy in là 20.000.000 VNĐ.

– Trị giá hao mòn cũ 5.000.000 VNĐ.

Sau khi đánh giá lại

– Nguyên giá mới của máy in là 25.000.000 VNĐ.

– Trị giá hao mòn cũ 6.000.000 VNĐ.

>> Với số liệu trên, kế toán Hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản như sau:

– Khi giá trị TSCĐ đánh giá lại có giá trị cao hơn giá trị ghi sổ, kế toán hạch toán:

Nợ TK 211: 25.000.000 VNĐ – 20.000.000 VNĐ = 5.000.000 VNĐ

Có TK 2141: 6.000.000 VNĐ – 5.000.000 VNĐ = 1.000.000 VNĐ

Có TK 412: 4.000.000 VNĐ.

– Cuối năm tài chính, bổ sung Vốn đầu tư của chủ sở hữu, hạch toán:

Nợ TK 412: 4.000.000 VNĐ

Có TK 411: 4.000.000 VNĐ.

Kế toán Hà Nội đã hướng dẫn Hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản theo TT200;Ví dụ Hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản theo TT200. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Nếu bạn đang là kế toán viên, muốn nâng cao trình độ hoặc muốn có CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ >>> Hãy tham khảo LỚP ÔN THI CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI. Lớp ôn thi của Chúng tôi sẽ giúp bạn CÓ ĐƯỢC CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ.

Nếu bạn mới vào nghề kế toán, chưa có nhiều kinh nghiệm >>> hãy tham khảo CÁC KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC TẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI. Khóa học của Chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao cả kiến thức và kinh nghiệm làm kế toán.

Khóa học kế toán tổng hợp cho người đã biết kế toán.

 

 

Đối tác - khách hàng

ACB
Vietin_bank
MT-Phaco
Web Bách Thắng
BIDV
Agribank
ACB
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng