skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định theo TT133, TT200

Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định theo TT133, TT200. Khi tài sản cố định bị hư hỏng và không thể tiếp tục sử dụng, không đáp ứng được yêu cầu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải tiến hành thanh lý tài sản. Vậy kế toán sẽ Hạch toán thanh lý tài sản cố định như thế nào?

KẾ TOÁN HÀ NỘI sẽ hướng dẫn các bạn cách Hạch toán thanh lý tài sản cố định theo TT133, TT200; Ví dụ về Hạch toán thanh lý tài sản cố định theo TT133, TT200.

Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định theo TT133, TT200

Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định theo TT133, TT200

Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định theo TT133, TT200Đầu tiên, ta sẽ tìm hiểu về Thủ tục thanh lý tài sản cố định.

Thủ tục thanh lý tài sản cố định gồm các bước sau đây:

Bước 1: Căn cứ kết quả kiểm kê tài sản, quá trình theo dõi sử dụng, đề nghị thanh lý tài sản cố định theo các mẫu quy định.

Bước 2: Quyết định thanh lý tài sản cố định và thành lập hội đồng kiểm kê, đánh giá lại tài sản.

Bước 3: Thành lập Hội đồng thanh lý tài sản của đơn vị.

Bước 4: Tiến hành các thủ tục thanh lý TSCĐ.

Bước 5: Lập Biên bản thanh lý tài sản cố định, tập hợp các văn bản liên quan đến kết quả xử lý tài sản (hóa đơn bán hàng, biên bản hủy tài sản…). Bộ phận kế toán ghi giảm tài sản và giá trị tài sản theo qui định hiện hành của Nhà nước. Tiền thu được từ thanh lý tài sản tại đơn vị, sau khi đã trừ đi chi phí thực hiện việc thanh lý tài sản cố định, số còn lại được chuyển vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.

Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định theo TT133, TT200Hạch toán thanh lý tài sản cố định theo TT133, TT200.

Hạch toán thanh lý tài sản cố định theo TT133, TT200 căn cứ vào mục đích sử dụng, được chia làm 3 trường hợp, đó là:

  • Trường hợp thanh lý tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • Trường hợp thanh lý tài sản cố định dùng trong nội bộ, dự án.
  • Trường hợp thanh lý tài sản cố định dùng cho hoạt động văn hóa, phúc lợi.

Sau đây, Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định theo TT133, TT200 theo từng trường hợp cụ thể:

Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định theo TT133, TT200 Hạch toán thanh lý tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

TSCĐ là công cụ lao động quan trọng bậc nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nó trực tiếp tham gia vào chu trình sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp. Vậy khi TSCĐ bị hỏng, không thực hiện được vai trò của mình, DN sẽ tiến hành thanh lý TSCĐ đó. Khi đó các nghiệp vụ kế toán chủ yếu phát sinh là: 

– Khi doanh nghiệp tiến hành thanh lý TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Căn cứ vào chứng từ cụ thể, kế toán phản ánh các khoản thu nhập:

Nợ TK 111, 112, 131,…: Tổng trị giá thu về khi thanh lý TSCĐ

Có TK 711: Trị giá thanh lý TSCĐ chưa có thuế GTGT

Có TK 33311: Tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp.

– Khi phát sinh các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý tài sản cố định, kế toán ghi:

Nợ TK 811: Trị giá chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý TSCĐ

Có các TK 111, 112,….: Tổng trị giá thanh toán chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý TSCĐ.

– Đồng thời kế toán ghi giảm nguyên giá TSCĐ hữu hình:

Nợ TK 214: Trị giá hao mòn TSCĐ hữu hình

Nợ TK 811: Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình thanh lý

Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình thanh lý.

Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định theo TT133, TT200 Hạch toán thanh lý tài sản cố định dùng trong nội bộ, dự án.

Khi thanh lý TSCĐ dùng trong nội bộ, dự án, kế toán sẽ hạch toán như sau:

– Khi doanh nghiệp tiến hành thanh lý TSCĐ dùng trong nội bộ, dự án. Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ, kế toán ghi giảm tài sản cố định đã thanh lý:

Nợ TK 466 (theo tt200): Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý

Nợ TK 214: Trị giá đã hao mòn của TSCĐ thanh lý

Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ thanh lý.

– Kế toán phản ánh số thu về thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…: Tổng trị giá thu về khi thanh lý TSCĐ

Có TK 466 (theo tt200):  Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Có TK 3331 : Tiền thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (nếu có).

– Kế toán phản ánh số chi về thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ TK 466 (theo tt200): Tổng trị giá đã chi khi thanh lý TSCĐ

Có TK 111, 112 …: Tổng trị giá đã chi thanh lý TSCĐ.

Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định theo TT133, TT200 Hạch toán thanh lý tài sản cố định dùng cho hoạt động văn hóa, phúc lợi.

TSCĐ sử dụng trong các hoạt động văn hóa, phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà ăn , xe đưa đón người lao động, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng,…) khi thanh lý sẽ hạch toán như sau:

– Khi doanh nghiệp tiến hành thanh lý TSCĐ dùng cho hoạt động văn hóa, phúc lợi. Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ, kế toán ghi giảm tài sản cố định nhượng bán, ghi:

Nợ TK 3533: Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý

Nợ TK 214: Giá trị đã hao mòn của TSCĐ thanh lý

Có TK 211: Nguyên giá của TSCĐ thanh lý.

– Kế toán phản ánh số thu về thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ TK 111, 112,…: Tổng trị giá thu về khi thanh lý TSCĐ

Có TK 3532: Quỹ phúc lợi

Có TK 3331: Tiền thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (nếu có).

– Kế toán phản ánh số chi về thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ TK 3532: Tổng trị giá đã chi khi thanh lý TSCĐ.

Có các TK 111, 112,…: Tổng trị giá đã chi khi thanh lý TSCĐ.

Trên đây là phần lý thuyết Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định theo TT133, TT200. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn theo dõi Ví dụ Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định theo TT133, TT200.

Ví dụ Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định theo TT133, TT200Ví dụ Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định theo TT133, TT200.

Công ty Thành Long tiến hàng thanh lý 1 máy ép dầu dùng cho sản xuất cho công ty Bảo Lộc như sau:

– Trị giá thanh lý chưa thuế 10.000.000 VNĐ, thuế GTGT 10%.

– Chi phí vận chuyển phát sinh 300.000 VNĐ.

– Nguyên giá máy ép dầu là 50.000.000 VNĐ, đã khấu hao 30.000.000 VNĐ.

– Công ty đã nhận được tiền.

>>>Với số liệu trên, kế toán công ty Thành Long hạch toán như sau:

– Căn cứ vào chứng từ cụ thể, kế toán phản ánh các khoản thu nhập:

Nợ TK 111: 11.000.000 VNĐ

Có TK 711: 10.000.000 VNĐ

Có TK 33311: 1.000.000 VNĐ.

– Chi phí vận chuyển phát sinh cho hoạt động thanh lý tài sản cố định, kế toán ghi:

Nợ TK 811: 300.000 VNĐ

Có TK 111: 300.000 VNĐ.

– Đồng thời kế toán ghi giảm nguyên giá TSCĐ hữu hình:

Nợ TK 214: 30.000.000 VNĐ

Nợ TK 811: 20.000.000 VNĐ

Có TK 211: 50.000.000 VNĐ.

Trên đây, KẾ TOÁN HÀ NỘI đã hướng dẫn các bạn cách Hạch toán thanh lý tài sản cố định theo TT133, TT200; Ví dụ về Hạch toán thanh lý tài sản cố định theo TT133, TT200.

Nếu bạn đang là kế toán viên, muốn nâng cao trình độ hoặc muốn có CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ>>> Hãy tham khảo LỚP ÔN THI CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI. Lớp ôn thi của Chúng tôi sẽ giúp bạn CÓ ĐƯỢC CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ.

Nếu bạn mới vào nghề kế toán, chưa có nhiều kinh nghiệm >>> hãy tham khảo CÁC KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC TẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI. Khóa học của Chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao cả kiến thức và kinh nghiệm làm kế toán.

Khóa học kế toán tổng hợp cho người đã biết kế toán.

 

 

 

Đối tác - khách hàng

ACB
Vietin_bank
MT-Phaco
Web Bách Thắng
BIDV
Agribank
ACB
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng