skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Hóa đơn viết sai ngày tháng cần xử lý thế nào?

Hóa đơn viết sai ngày tháng xử lý như thế nào? Nhiều bạn do bất cẩn nên khi xuất hóa đơn ghi sai tiêu thức ngày tháng năm. Vậy trường hợp hóa đơn ghi sai tiêu thức ngày tháng thì cần phải xử lý thế nào để đúng theo quy định của pháp luật?

Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu cách xử lý khi hóa đơn bị viết sai ngày tháng.

 1. Hóa đơn viết sai ngày tháng phải xử lý như thế nào?

Cách xử lý các trường hợp viết sai hóa đơn được xử lý theo quy định tại các văn bản pháp lý sau:

  – Căn cứ vào Điều 20, Thông tư 39/2014/TT-BTC.

  – Căn cứ vào khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC.

Hóa đơn viết sai ngày tháng cần xử lý thế nào?

                      Hướng dẫn cách xử lý các trường hợp viết sai hóa đơn.

Căn cứ vào các văn bản pháp lý trên ta có các trường hợp xử lý đối với hóa đơn viết sai tiêu chí ngày tháng như sau.

Trường hợp 1: Nếu hóa đơn viết sai ngày tháng nhưng chưa giao cho người mua. 

Thì kế toán sẽ gạch chéo các liên viết sai và lưu tại cuống. Sau đó xuất lại hóa đơn mới cho khách hàng theo đúng ngày xuất lại.

Trường hợp 2: Nếu hóa đơn viết sai ngày tháng đã giao cho người mua nhưng chưa kê khai thuế GTGT.

Kế toán lập Biên bản thu hồi hóa đơn, để thu hồi hóa đơn viết sai đã giao cho người mua. 

Sau khi thu hồi hóa đơn viết sai, bên bán xuất hóa đơn mới thay thế.

Trường hợp 3: Nếu hóa đơn viết sai ngày tháng, đã giao cho người mua và đã kê khai.

Thì kế toán cần phải:

 – Lập biên bản điều chỉnh.

 – Xuất hóa đơn điều chỉnh.

 2. Cách viết hóa đơn điều chỉnh sai ngày tháng theo quy định mới nhất.

Cụ thể cách xử lý hóa đơn viết sai ngày tháng như sau:

Ví dụ: Công ty CP Tập Đoàn Kế toán Hà Nội xuất hóa đơn cho Công ty CP Cơ Điện lạnh. Hóa đơn cũ xuất ngày 12/06/2017. Tuy nhiên sau khi kê khai mới phát hiện ra ngày xuất hóa đơn bị sai. Khi đó kế toán phải có cách lập biên bản điều chinh, cách viết hóa đơn điều chỉnh sai ngày tháng như sau.

Bước 1: Lập Biên bản điều chỉnh hóa đơn viết sai.

Do hóa đơn đã kê khai do đó không thể thu hồi hóa đơn để xuất hóa đơn mới thay thế được. Vì vậy kế toán cần phải lập Biên bản điều chỉnh hóa đơn nhằm điều chỉnh sai sót.

Biên bản điều chỉnh hóa đơn cần thể hiện rõ được lý do tại sao phải tiến hành điều chỉnh. 

Dưới đây là mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn.

 

Hóa đơn viết sai ngày tháng cần xử lý thế nào?

 >> Các bạn xem và tải về:

Mẫu Biên bản điều chỉnh hóa đơn.

Sau khi lập xong Biên bản điều chỉnh hóa đơn, hai bên tiến hành ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.

Bước 2: Xuất hóa đơn điều chỉnh.

Sau khi lập xong biên bản điều chỉnh. Thì kế toán tiến hành xuất hóa đơn điều chỉnh hóa đơn đã viết sai.

Cách viết hóa đơn điều chỉnh sai ngày tháng như sau:

Hóa đơn viết sai ngày tháng cần xử lý thế nào?

 

Sau khi xuất hóa đơn điều chỉnh, bên bán giao liên 2 cho người mua hàng. 

Do hóa đơn viết sai ngày tháng không ảnh hưởng đến số tiền. Do đó không cần tiến hành kê khai, bổ sung, điều chỉnh.

Nên Biên bản điều chỉnh hóa đơn Hóa đơn điều chỉnh được kẹp cùng nhau. Để giải trình khi cần. 

LƯU Ý: Không phải tất cả các trường hợp hóa đơn đã kê khai đều phải xuất hóa đơn điều chỉnh. Theo quy định tại khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC. Nếu hóa đơn chỉ sai Tên công tyĐịa chỉ công ty thì không cần lập hóa đơn điều chỉnh mà chỉ cần lập Biên bản điều chỉnh.

Trên đây là Cách viết xử lý hóa đơn viết sai ngày tháng. Khi phát hiện hóa đơn bị ghi sai ngày tháng. Bạn cần xác định trường hợp viết sai thuộc trường hợp nào, đã kê khai hay chưa để có cách xử lý đúng theo quy định. Là kế toán, viết sai hóa đơn là điều nên tránh, các bạn cần rèn luyện cho mình thói quen cẩn thận, thận trọng để hạn chế tối đa sai sót.

Các bạn xem thêm:

 >> Cách xử lý các trường hợp viết sai hóa đơn.

Khóa học kế toán tổng hợp cho người đã biết kế toán.

Khóa học kế toán tổng hợp cho người đã biết kế toán.

Đối tác - khách hàng

ACB
Vietin_bank
MT-Phaco
Web Bách Thắng
BIDV
Agribank
ACB
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng