skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân

HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN.

Luật thuế thu nhập cá nhân quy định, các cá nhân có thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công, thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng, quà tặng, …. phải nộp thuế TNCN. Trong bài viết này Kế toán Hà Nội xin chia sẻ với bạn chi tiết cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân cư trú và không cư trú.

A. Các chú ý trong cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương tiền công.

 Để tính được thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công các bạn cần nắm được các quy định về:

  1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công.
  2. Kỳ tính thuế thu nhập cá nhân.
  3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân.
  4. Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công.
  5. Cách tính thuế thu nhân từ tiền lương, tiền công.

I. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công

Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công đó là:

  • Cá nhân cư trú.
  • Cá nhân không cư trú.

Như thế nào là cá nhân cư trú và không cư trú? Tại sao phải xác định tư cách cư trú của cá nhân?

Đó là tùy thuộc vào người nộp thuế là cá nhân cư trú hay không mà cách tính thuế thu nhập cá nhân cũng vì đó mà khác nhau.

cách tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất

Các bạn xem chi tiết tại:

 >> Hướng dẫn cách xác định cá nhân cư trú và không cư trú.

II. Kỳ tính thuế thu nhập cá nhân

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định kỳ tính thuế thu nhập cá nhân như sau:

 – Kỳ tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú:

  • Nếu trong năm dương lịch cá nhân có mặt từ 183 ngày trở lên thì kỳ tính thuế theo năm dương lịch.
  • Nếu trong năm dương lịch cá nhân có mặt dưới 183, nhưng trong vòng 12 tháng liên tục nếu có mặt trên 183 ngày thì kỳ tính thuế đầu tiên xác định theo 12 tháng liên tục.

 – Kỳ tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú: tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập.

 – Thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công là loại thuế được tính theo tháng. Tuy nhiên việc kê khai thuế TNCN thực hiện có thể theo tháng hoặc theo quý. Và thuế TNCN được quyết toán theo năm.

III. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân là khi nào?

 – Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập cá nhân là khi tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho cá nhân người nộp thuế.

 – Riêng trường hợp cá nhân có thu nhập từ khoản tiền phí mua bảo hiểm có tính tích lũy thì thời điểm tính thuế TNCN là khi công ty bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hưu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm. 

B. Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công.

Nội dung dưới đây là chi tiết để bạn nắm rõ được cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công theo quy định mới nhất hiện nay.

 – Đối với cá nhân cư trú: kê khai và nộp thuế TNCN phát sinh tại Việt Nam và nước ngoài.

 – Đối với cá nhân không cư trú: kê khai và nộp thuế TNCN đối với thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân cư trú và không cư trú

I. Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú.

Đối với cá nhân cư trú chúng ta sẽ có 2 cách tính như sau:

  1. Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu thuế lũy tiến từng phần: áp dụng cho lao động ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên.
  2. Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo PP Khấu trừ 10% trên tổng thu nhập: áp dụng đối với lao động không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng. Đồng thời có mức thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên.

Chú ý: Trường hợp người lao động có mức thu nhập trên 2.000.000 đồng/lần nhưng làm bản cam kết xác nhận chỉ có duy nhất 1 thu nhập trong năm tính thuế và ước tính trong năm chưa đến mức phải khấu trừ thuế và có mã số thuế tại thời điểm làm cam kết thì không khấu trừ 10%. tiền lương của người lao động.

Trường hợp 1: Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên.

c bạn cần nắm rõ, đối với cá nhân có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên:

  • Phải khấu trừ thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần kể cả khi cá nhân ký hợp đồng lao động tại nhiều nơi.
  • Nếu nghỉ trước khi kết thúc hợp đồng lao động vẫn khấu trừ thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần (dù chỉ làm chưa đầy 3 tháng).

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương tiền công như sau:

THUẾ TNCN = THU NHẬP TÍNH THUẾ x THUẾ SUẤT

 

THU NHẬP TÍNH THUẾ = THU NHẬP CHỊU THUẾ – CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ.
 1. Cách xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương tiền công.

Khoản thu nhập từ tiền lương tiền công sẽ bao gồm:

 – Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN:

  • Tiền lương, tiền công; các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công.
  • Các khoản phụ cấp, trợ cấp.
  • Các khoản tiền thù lao.
  • Các khoản lợi tích bằng tiền khác …

Chi tiết về các khoản cũng như mức khống chế của thu nhập chịu thuế các bạn xem tại:

 >> Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

 – Các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN (hay còn gọi là được miễn thuế TNCN).

Các khoản thu nhập chịu thuế và không chịu thuế TNCN

Trong các khoản thu nhập chịu thuế TNCN đã nêu ở trên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ đối với khoản thu từ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp. Bạn cần phải loại các khoản thu nhập này ra khỏi thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế TNCN cho người lao động.

Các bạn xem chi tiết tại:

 >> Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN từ tiền lương tiền công.

 2. Các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân. 

Theo quy định tại Điều 9, Thông tư 111/2013/TT-BTC, các khoản giảm trừ bao gồm:

  1. Giảm trừ gia cảnh.
  2. Giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện.
  3. Giảm trừ đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Sau đây chúng ta tìm hiểu chi tiết của các khoản giảm trừ trong cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên.

 * Các khoản giảm trừ gia cảnh.

 – Cụ thể về các loại giảm trừ và mức giảm trừ gia cảnh như sau:

 

STT Loại giảm trừ gia cảnh Mức giảm trừ
1 Giảm trừ đối với bản thân người nộp thuế. 9.000.000 đồng/tháng.
2 Giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc 3.600.000 đồng/tháng/1 người phụ thuộc
 – Về nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh đối với bản thân.
  • Nếu cá nhân có thu nhập tại nhiều nơi tại một thời điểm thì cũng chỉ tính giảm trừ gia cảnh tại một nơi.
  • Đối với cá nhân cư trú là người nước ngoài: được tính giảm trừ gia cảnh từ tháng 01 hoặc từ tháng đầu tiên đến Việt Nam (nếu là lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam) đến tháng kết thúc hợp đồng và rời khỏi VN trong năm tính thuế.
  • Nếu trong năm tính thuế chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ chưa hết thì khi quyết toán thuế TNCN được giảm trừ đủ 12 tháng.
 – Về nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
  • Được giảm trừ cho người phụ thuộc trong trường hợp người phụ thuộc đã có đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
  • Một người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ cho một người nộp thuế trong năm tính thuế.
  • Nếu trong năm tính thuế chưa giảm trừ người phụ thuộc cho người nộp thuế thì khi quyết toán thuế TNCN người nộp thuế được sẽ được tính giảm trừ đối với người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
 – Người phụ thuộc bao gồm những ai?

Các đối tượng là người phụ thuộc và điều kiện để được tính là người phụ thuộc 

 * Giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện.

Được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC và được sửa đổi bổ sung tại Điều 15 Thông tư 92/2015/TT-BTC.

 – Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm. Bao gồm các khoản: BHXH, BHYT, BHTN, Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc.

Lưu ý:

  • Người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam đã tham gia các khoản đóng bảo hiểm trên tại nước ngoài thì cũng được giảm trừ khi tính thuế TNCN tại Việt Nam.
  • Nếu người nước ngoài và người Việt Nam đóng các khoản bảo hiểm ở nước ngoài thì được tạm giảm trừ ngay vào thu nhập để khấu trừ thuế trong năm (nếu có chứng từ) và tính theo số chính thức nếu cá nhân thực hiện quyết toán thuế. Nếu cá nhân không có chứng từ để tạm giảm trừ trong năm thì sẽ giảm trừ một lần khi quyết toán thuế.
 – Giảm trừ đối với khoản đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện.

Khoản tiền mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện (theo hướng dẫn của Bộ Tài chính) được tính là khoản giảm trừ theo thực tế phát sinh nhưng không quá 1.000.000 đồng/tháng.

 – Khoản giảm trừ đối với bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện chỉ được tính trừ trong năm tính thuế mà không được lũy kế sang các năm sau.

 * Giảm trừ các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. (khoản 3, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC)

Bao gồm các khoản đóng góp dưới đây.

  • Khoản đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa.
  •  Khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học 

LƯU Ý. Để các khoản đóng góp trên được tính giảm trừ thì phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Các tổ chức, cơ sở nêu trên phải được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật
  • Phải có chứng từ thu hợp pháp của các cơ sở nêu trên.
  • Mức giảm trừ không vượt quá thu nhập tính thuế.
  • Khoản đóng góp phát sinh vào năm nào được giảm trừ vào năm đó. Nếu giảm trừ không hết không được trừ vào năm tiếp theo.

Ngoài việc xác định được thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân, các bạn cần phải nắm rõ biểu thuế lũy tiến từng phần mà chúng ta bắt buộc phải sử dụng trong cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú trong trường hợp này.

 3. Biểu thuế suất thuế TNCN lũy tiến từng phần.

 – Sau khi xác định được thu nhập tính thuế từ tiền lương tiền công, các bạn áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần để tính ra thuế thu nhập cá nhân mà người lao động phải nộp.

 – Biểu thuế lũy tiến từng phần được ban hành theo Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

Để hiểu được bản chất lũy tiến là như thế nào Kế Toán Hà Nội xin lấy 1 ví dụ như sau:

Giả sử thu nhập tính thuế của người lao động là: 20.000.000 đồng tức là thu nhập sẽ ở bậc 4. Ta cần phải tính thuế TNCN cho 4 bậc.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu thuế lũy tiến đối với trường hợp này như sau:
  • Thuế TNCN bậc 1: 5.000.000 đồng x 5% = 250.000 đồng
  • Thuế TNCN bậc 2: (10.000.000 đồng – 5.000.000 đồng) x 10% = 500.000 đồng
  • Thuế TNCN bậc 3: (18.000.000 đồng – 10.000.000 đồng) x 15% = 1.200.000 đồng
  • Thuế TNCN bậc 4: (20.000.000 đồng – 18.000.000 đồng) x 20% = 400.000 đồng

Tổng thu nhập chịu thuế TNCN người lao động phải nộp:

250.000 đồng+500.000 đồng+1.200.000 đồng+400.000 đồng = 2.350.000 đồng

 – Tuy nhiên ta thấy cách tính này rất mất thời gian, do đó Bộ Tài chính ban hành bảng thuế lũy tiến từng phần theo cách rút gọn sau:

Theo bảng tính này, ta có thể tính số thuế TNCN người lao động phải nộp một cách nhanh và chính xác như sau:

Thuế TNCN phải nộp = 20.000.000 đồng x 20% – 1.650.000 đồng = 2.350.000 đồng.

Trường hợp 2: Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dưới 3 tháng.

Trong cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với lao động không ký hợp đồng hoặc ký hợp đồng dưới 3 tháng (khoán, thời vụ, thử việc) ta xét đến 2 trường hợp: tổng thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên và thu nhập dưới 2.000.000 đồng/lần.

 – Đối với lao động có thu nhập chưa tới 2.000.000 đồng/lần thì không khấu trừ của người lao động.

 – Đối với lao động có thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên: cá nhân, tổ chức chi trả thu nhập khấu trừ 10% trên tổng thu nhập trước khi trả cho người lao động.

Trường hợp người lao động chỉ có duy nhất 1 nguồn thu nhập và ước tính mức thu nhập trong năm sau khi trừ các khoản giảm trừ không tới mức phải nộp thuế TNCN thì có thể làm cam kết 02/CK-TNCN kèm theo TT 92/2015/TT-BTC. Khi đó Doanh nghiệp không khấu trừ thuế TNCN của người lao động.

Chi tiết các bạn xem tại:

 >> Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dưới 3 tháng.

II. Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú.

Được hướng dẫn tại Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC

 – Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công là lấy tổng thu nhập tính thuế và nhân với mức thuế suất 20%.

THUẾ TNCN = THU NHẬP TÍNH THUẾ x 20%

Cách tính thu nhập tính thuế được xác định tương tự như đối với cá nhân cư trú. 

Riêng đối với trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời tại Việt Nam và nước ngoài nhưng không thể tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam và nước ngoài là bao nhiêu thì phân bổ thu nhập như sau:

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công cho cá nhân cư trú và không cư trú theo quy định mới nhất. 

Các bạn xem thêm:

 >>

 >>

 

Đối tác - khách hàng

ACB
Vietin_bank
MT-Phaco
Web Bách Thắng
BIDV
Agribank
ACB
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng