Mẫu Bảng kê trích nộp các khoản theo lương theo Thông tư 133
Mẫu Bảng kê trích nộp các khoản theo lương theo Thông tư 133
Mẫu Bảng kê trích nộp các khoản theo lương theo Thông tư 133 mới nhất. Hôm nay, Kế toán Hà Nội xin chia sẻ tới quý bạn đọc Mẫu Bảng kê trích nộp các khoản theo lương theo Thông tư 133. Các bạn hãy cùng theo dõi và tải về miễn phí mẫu Bảng kê trích nộp các khoản theo lương nhé!
- Mẫu bảng kê trích nộp các khoản theo lương theo thông tư 133
- Mục đích của việc lập mẫu bảng kê trích nộp các khoản theo lương theo thông tư 133 là gì?
- Phương pháp và trách nhiệm ghi bảng kê trích nộp các khoản theo lương theo thông tư 133 như thế nào?
>>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách tính lương, làm bảng lương mới nhất
Lớp học kế toán cơ bản tại Hà Nội
Mẫu bảng kê trích nộp các khoản theo lương theo thông tư 200
Mẫu Bảng kê trích nộp các khoản theo lương:
Bảng kê trích nộp các khoản theo lương theo thông tư 133 mới nhất.
Mời các bạn tải mẫu Bảng kê trích nộp các khoản theo lương về tại đây:
+ File excel: TẢI VỀ
+ File word: TẢI VỀ
Mục đích của Bảng kê trích nộp theo lương
Bảng kê trích nộp các khoản theo lương theo Thông tư 133 dùng để xác định số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn mà đơn vị và người lao động phải nộp trong tháng (hoặc quý) cho cơ quan bảo hiểm xã hội và công đoàn. Chứng từ này là cơ sở để ghi sổ kế toán về các khoản trích nộp theo lương.
Phương pháp và trách nhiệm ghi Bảng kê trích nộp theo lương
– Góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị, bộ phận trích nộp các khoản theo lương.
+ Cột A: Ghi số thứ tự.
+ Cột B: Ghi số tháng trích nộp BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn áp dụng trong trường hợp kê khai theo quý.
+ Cột 1: Ghi tổng quỹ lương dùng làm cơ sở để trích lập BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn.
+ Cột 2, 3, 4: Ghi tổng số tiền BHXH, BHYT phải nộp và trong đó chia theo nguồn trích tính vào chi phí và tính trừ vào lương của người lao động.
+ Cột 5, 6, 7: Ghi tổng số tiền kinh phí công đoàn phải nộp và chia theo nguồn trích tính vào chi phí và tính trừ vào lương của người lao động.
+ Cột 8: Ghi số kinh phí công đoàn đơn vị phải nộp cấp trên.
+ Cột 9: Ghi số kinh phí công đoàn đơn vị được để lại chi tại đơn vị.
Bảng kê được lập thành 2 bản. Bảng kê trích nộp theo lương sau khi lập xong phải có đầy đủ chữ ký và ghi rõ họ tên của người lập, kế toán trưởng, giám đốc.
Trên đây là Mẫu Bảng kê trích nộp các khoản theo lương theo Thông tư 133 mà Kế Toán Hà Nội muốn chia sẻ tới quý bạn đọc! Các bạn hãy chia sẻ những thông tin bổ ích này tới bạn bè, đồng nghiệp của mình nhé!
Kế toán Hà Nội chúc bạn sức khỏe và thành công!
BTV – Vũ Lương
Chuyên trang kế toán: www.tintucketoan.com
📌 Fanpage: Tin Tức Kế Toán: https://www.facebook.com/tintucketoan
Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội: 1900 6246
▶ THÔNG TIN THAM KHẢO: