skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Mẫu Biên bản thanh lý TSCĐ theo Thông tư 200

Mẫu Biên bản thanh lý TSCĐ theo Thông tư 200

Dịch vụ rà soát sổ sách báo cáo tài chính - KTHN Mẫu Biên bản thanh lý TSCĐ theo Thông tư 200 được Kế toán Hà Nội chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây.  ội dung, cách lập các chỉ tiêu cho mẫu Biên bản thanh lý TSCĐ theo Thông tư 200. Các bạn cùng tìm hiểu và tải về miễn phí mẫu Biên bản thanh lý TSCĐ theo Thông tư 200 ở dưới đây nhé!

  • Mẫu biên bản thanh lý TSCĐ theo thông tư 200
  • Mục đích của việc lập mẫu biên bản thanh lý TSCĐ theo thông tư 200 là gì?
  • Phương pháp và trách nhiệm ghi biên bản thanh lý TSCĐ theo thông tư 200 như thế nào?

>>> Tìm hiểu thêm: Mẫu Biên bản kiểm kê TSCĐ theo Thông tư 200

                              Học kế toán ở đâu tốt nhất Hà Nội?

                              Mẫu Biên bản đánh giá lại TSCĐ theo Thông tư 200

Mẫu Biên bản thanh lý TSCĐ:

Mau-bien-ban-thanh-ly-tscd-tt200

TẢI VỀ:    >> Mẫu Biên bản thanh lý TSCĐ mẫu 02-TSCĐ theo Thông tư 200 << 

Mục đích của Biên bản thanh lý TSCĐ

Biên bản thanh lý TSCĐ dùng để xác nhận việc thanh lý TSCĐ và làm căn cứ để ghi giảm TSCĐ trên sổ kế toán.

Phương pháp lập và trách nhiệm ghi Biên bản thanh lý TSCĐ

 –  Góc trên bên trái của Biên bản thanh lý TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Khi có quyết định về việc thanh lý TSCĐ doanh nghiệp phải thành lập Ban thanh lý TSCĐ. Thành viên Ban thanh lý TSCĐ được ghi chép ở Mục I.

 –  Ở Mục II  ghi các chỉ tiêu chung về TSCĐ có quyết định thanh lý như:

 –  Tên, ký hiệu TSCĐ, số hiệu, số thẻ TSCĐ, nước sản xuất, năm đưa vào sử dụng.

 –  Nguyên giá TSCĐ, giá trị hao mòn đã trích cộng dồn đến thời điểm thanh lý, giá trị còn lại của TSCĐ đó.

 –  Mục III ghi kết luận của Ban thanh lý, ghi ý kiến nhận xét của Ban về việc thanh lý TSCĐ.

 –  Mục IV, kết quả thanh lý: Sau khi thanh lý xong căn cứ vào chứng từ tính toán tổng số chi phí thanh lý thực tế và giá trị thu hồi ghi vào dòng chi phí thanh lý và giá trị thu hồi (giá trị phụ tùng, phế liệu thu hồi tính theo giá thực tế đã bán hoặc giá bán ước tính).

 –  Biên bản thanh lý phải do Ban thanh lý TSCĐ lập và có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ tên của trưởng Ban thanh lý, kế toán trưởng và giám đốc doanh nghiệp.

Đối tác - khách hàng

ACB
Vietin_bank
MT-Phaco
Web Bách Thắng
BIDV
Agribank
ACB
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng