skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Mẫu Thẻ quầy hàng và hướng dẫn cách lập theo Thông tư 200

Mẫu Thẻ quầy hàng và hướng dẫn cách lập theo Thông tư 200

Dịch vụ rà soát sổ sách báo cáo tài chính - KTHN Mẫu thẻ quầy hàng và hướng dẫn cách lập theo Thông tư 200. Cùng Kế toán Hà Nội theo dõi bài viết và tải về miễn phí Mẫu thẻ quầy hàng theo Thông tư 200 nhé! Hi vọng bài chia sẻ của Kế toán Hà Nội sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập và làm việc của mình được hiệu quả cao.

  • Mẫu Thẻ quầy hàng theo thông tư 200
  • Mục đích của việc lập Thẻ quầy hàng theo thông tư 200 là gì?
  • Phương pháp và trách nhiệm ghi Thẻ quầy hàng theo thông tư 200 như thế nào?

>> Tìm hiểu thêm: Mẫu bảng thanh toán hàng đại lý ký gửi theo Thông tư 200

                                    Mẫu phiếu xuất kho mới nhất năm 2019 theo Thông tư 133

                                    Mẫu phiếu nhập kho mới nhất năm 2019 theo Thông tư 133

Mẫu Thẻ quầy hàng:

Mời bạn tải mẫu Thẻ quầy hàng về tại đây:

+  File word:      TẢI VỀ 

+  File excel:     TẢI VỀ

Mục đích của Thẻ quầy hàng

Mẫu thẻ quầy hàng dùng để theo dõi số lượng và giá trị hàng hóa trong quá trình nhận và bán tại quầy hàng, giúp cho người bán hàng thường xuyên nắm được tình hình nhập, xuất, tồn tại quầy, làm căn cứ để kiểm tra, quản lý hàng hóa và lập bảng kê bán hàng từng ngày (kỳ).

 Phương pháp và trách nhiệm ghi Thẻ quầy hàng

 –   Ghi rõ họ tên, địa chỉ hoặc đóng dấu cơ quan vào góc trên bên trái.

 –   Ghi số thẻ.

 –   Ghi rõ tên hàng, quy cách, đơn vị tính và đơn giá của hàng hóa.

Mỗi thẻ quầy hàng theo dõi một mặt hàng, không ghi những mặt hàng khác nhau về quy cách, phẩm chất vào cùng một thẻ.

      +  Cột A, B: Ghi ngày, tháng và tên người bán hàng trong ngày (ca).

      +  Cột 1: Ghi số lượng hàng hóa tồn đầu ngày (ca).

      +  Cột 2: Ghi số lượng hàng hóa từ kho nhập vào quầy trong ngày (ca).

      +  Cột 3: Ghi số lượng hàng hóa nhập trong ngày (ca) từ những nguồn khác không qua kho của đơn vị.

      +  Cột 4: Ghi tổng số lượng hàng hóa có trong ngày (ca).

      +  Cột 5: Ghi số lượng hàng hóa xuất bán trong ngày (ca).

      +  Cột 6: Ghi số tiền thu được của số hàng hóa bán trong ngày (ca).

      +  Cột 7, 8: Ghi số lượng và giá trị hàng hóa xuất ra vì các mục đích khác không phải bán trong ngày (ca).   

      +  Cột 9: Ghi số lượng hàng tồn lại quầy hàng vào cuối ngày (ca).

Cuối tháng cộng thẻ quầy hàng để lập báo cáo bán hàng.

Thẻ này do người bán hàng giữ và ghi hàng ngày (ca), trước khi sử dụng phải đăng ký với kế toán.

Cảm ơn các bạn đã xem và tải Mẫu Thẻ quầy hàng và hướng dẫn cách lập theo Thông tư 200 của Kế toán Hà Nội.

Kế toán Hà Nội chúc bạn sức khỏe và thành công!

                              BTV – Vũ Lương

Dịch vụ kế toán thue trọn gói - KTHN - arrow Chuyên trang kế toán: www.tintucketoan.com

📌 Fanpage: Tin Tức Kế Toán: https://www.facebook.com/tintucketoan

Khóa học kế toán kèm riêng Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội: 1900 6246

▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

⏩  Khóa học kế toán thực tế  ⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính
 Lớp ôn thi đại lý thuế ⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói
⏩ Ôn thi chứng chỉ hành nghề thuế ⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT
⏩ Ôn thi đại lý thuế ⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế

Đối tác - khách hàng

ACB
Vietin_bank
MT-Phaco
Web Bách Thắng
BIDV
Agribank
ACB
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng