skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự (phân bước)

Tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự hay còn gọi là tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. Cụ thể nghiên cứu: Trường hợp nào được áp dụng tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự; Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành; Trình tự thực hiện tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự; Ví dụ mô tả về cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp kết chuyển tuần tự (phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm).

Tính giá thành là một chuyên đề khó và hay nhầm lẫn đối với Kế toán. Và cũng là câu hỏi không thể thiếu trong đề thi chứng chỉ đại lý thuế. Mong các bạn nghiên cứu kỹ để vận dụng trong công việc và đạt điểm cao khi đi thi chứng chỉ đại lý thuế.

Một lưu ý là trong đề thi chứng chỉ đại lý thuế nếu câu hỏi yêu cầu Tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự thì các bạn hiểu đây cũng là tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm hoặc ngược lại. Bởi vì chi phí giai đoạn trước kết chuyển một cách tuần tự trong giai đoạn sau. Có thể lựa chọn kết chuyển tuần tự từng khoản mục, hoặc kết chuyển tuần tự tổng hợp. 

1. Tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự (PP phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm) – Được áp dụng trong trường hợp nào?

Tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự (PP phân bước có tính nữa thành phẩm) được áp dụng đối với các trường hợp sau:

  • Cơ sở sản xuất có quy trình công nghệ chế biến, sản xuất phức tạp kiểu liên tục. Các lĩnh vực thường được áp dụng như: Dệt, cơ khí chế tạo, may mặc, sản xuất nội thất…

Quy trình công nghệ chế biến, sản xuất phức tạp kiểu liên tục được mô tả như sau: Để chế biến, sản xuất ra một loại sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến, sản xuất (bộ phận, phân xưởng chế biến, sản xuất). Trong đó mỗi bước công nghệ (mỗi bộ phận, phân xưởng) tạo ra nữa thành phẩm (bán thành phẩm). Và nữa thành phẩm của giai đoạn trước (bộ phận trước, phân xưởng trước) là đối tượng chế biến, sản xuất của giai đoạn sau (bộ phận, phân xưởng sau) và giai đoạn cuối cùng (bộ phận, phân xưởng cuối cùng) mới tạo ra thành phẩm.

  • Cơ sở sản xuất có nhu cầu bán nữa thành phẩm ra ngoài hoặc có nhu cầu hạch toán nội bộ cao giữa các giai đoạn công nghệ (bộ phận, phân xưởng) trong Cơ sở, đòi hỏi phải xác định giá thành nữa thành phẩm trước khi xác định giá thành thành phẩm.

2. Tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự (PP phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm) – Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành.

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành của cách tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự được xác định như sau:

  • Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là: Từng giai đoạn công nghệ (từng bộ phận, phân xưởng chế biến, sản xuất)
  • Đối tượng tính giá thành là: Thành phẩm ở giai đoạn cuối hoặc nửa thành phẩm ở từng giai đoạn thành phẩm ở giai đoạn cuối.

3. Tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự (PP phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm) – Trình tự thực hiện.

Giả sử có n giai đoạn công nghện là giai đoạn công nghệ cuối cùng (tạo ra thành phẩm) ⇒ thì tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự (PP phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm) được thực hiện lần lượt như sau:

  • Giá thành Bán thành phẩm Giai đoạn 1 = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ ở giai đoạn 1 + Chi phí nguyên vật liệu chính + Chi phí chế biến Giai đoạn 1 – Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ ở giai đoạn 1.
  • Giá thành Bán thành phẩm Giai đoạn 2 = Giá thành Bán thành phẩm Giai đoạn 1 + Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ ở giai đoạn 2 + Chi phí chế biến Giai đoạn 2 – Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ ở giai đoạn 2
  • Giá thành Thành phẩm Giai đoạn n  = Giá thành Bán thành phẩm Giai đoạn (n-1) + Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ ở giai đoạn n +  Chi phí chế biến Giai đoạn n Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ  ở giai đoạn n.
Tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự

Tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự

4. Tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự (PP phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm) – Ví dụ mô tả.

Để hiểu rõ hơn lý thuyết và vận dụng vào thực tế, mời bạn cùng Kế Toán Hà Nội nghiên cứu ví dụ cụ thể sau nhé.

SỐ LIỆU ĐỂ TÍNH GIÁ THÀNH.

Tại Công ty Minh Trang, sản xuất váy đồng phục học sinh có quy trình sản xuất phải qua 3 phân xưởng. Một là Phân xưởng Cắt (giai đoạn 1). Hai là Phân xưởng May (giai đoạn 2). Ba là Phân xưởng Hoàn thiện – là váy, đóng gói và kiểm soát chất lượng sản phẩm (giai đoạn 3 – cuối).

Trong tháng 1/2019 có các tài liệu sau:

● Đơn vị tiền tệ Nghìn đồng, đơn vị sản phẩm sản phẩm Cái.

● Tại các phân xưởng trong tháng 1/2019 có các số liệu sau:

                                                                                                                  Đơn vị tính: Nghìn đồng

Phân xưởng Chi phí dở dang đầu kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ Chi phí dở dang cuối kỳ
NVLTT  NCTT SXC NVLTT NCTT SXC NVLTT NCTT SXC
Cắt 0 0 0 795.000 555.000 150.000 0 0 0
 May 159.000 111.000 30.000 0 548.000 198.000 ? ? ?
Hoàn Thiện 0 0 0 0 250.000 50.000 0 0 0

– Phân xưởng Cắt hoàn thành 13.245 bán thành phẩm chuyển sang Phân xưởng May tiếp tục sản xuất.   

– Đầu tháng 1/2019 tại phân xưởng May còn dở dang 1.586 bán thành phẩm đang may dở với mức độ hoàn thành 90%.

– Phân xưởng May tiếp nhận 13.245 bán thành phẩm từ phân xưởng Cắt chuyển sang. Cuối T1/2019 hoàn thành 13.500 bán thành phẩm chuyển sang phân xưởng Hoàn Thiện tiếp tục sản xuất. Còn lại 1.331 cái dở dang với mức hoàn thành 70%. 

Phân xưởng Hoàn Thiện tiếp nhận 13.500 bán thành phẩm từ phân xưởng May chuyển sang. Và hoàn thành nhập kho 13.500 thành phẩm (cái váy học sinh). 

● Công ty Minh Trang đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của từng phân xưởng theo PP ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

● Công ty Minh Trang tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kết chuyển tuần tự (PP phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm).                                                        

THỰC HIỆN TÍNH GIÁ THÀNH.

Với số liệu trên, kế toán Tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự (PP phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm) như sau:

a) Tính giá thành bán thành phẩm T1/2019 tại phân xưởng Cắt.

Vì phân xưởng Cắt không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, nên ta có:

Giá thành bán thành phẩm ở phân xưởng Cắt

= 795.000 + 555.000 + 150.000 = 1.500.000 nghìn đồng

b) Tính giá thành bán thành phẩm T1/2019 tại phân xưởng May.

Phân xưởng May có sản phẩm dở dang, nên để tính được giá thành bán thành phẩm tại phân xưởng May, ta phải thực hiện lần lượt các bước sau:

b1) Tính giá trị sản phẩm dở dang cuối T1/2019 tại phân xưởng May theo các khoản mục chi phí.

* Tính giá trị sản phẩm dở dang cuối T1/2019  theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Để tính được giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo NVLTT >>> Phải nắm được số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ và dở dang cuối kỳ liên quan đến NVLNhư số liệu đã cho tại phân xưởng May có chi phí NVLTT dở dang đầu kỳ là 159.000 nghìn đồng. Trong tháng 1/2019 tuy không phát sinh chi phí NVL trực tiếp nhưng chi phí NVL trực tiếp của nửa thành phẩm xưởng Cắtchi phí phí NVL trực tiếp của phân xưởng May. Và cuối tháng T1/2019 tại phân xưởng May hoàn thành 13.500 bán thành phẩm, còn lại 1.331 cái dở dang với mức hoàn thành 70%. Nên ta có:
Giá trị SPDD cuối T1/2019 đánh giá theo chi phí NVLTT = 159.000 + 795.000 x 1331 = 85.616 nghìn đồng.
13.500 +1331

Do Công ty Minh Trang đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của từng phân xưởng theo PP ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Nên để tính được giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí NCTT và chi phi SXC, kế toán phải quy đổi số lượng sản phẩm dở dang thành số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

Ta có số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương tại phân xưởng May trong T1/2019 = 1.331 x 70% = 932 cái.

* Tính giá trị sản phẩm dở dang cuối T1/2019  theo chi phí nhân công trực tiếp:

Giá trị SPDD cuối T1/2019 đánh giá theo chi phí NCTT = 111.000 + 548.000 x 932.000 = 649.591 nghìn đồng.
13.500 + 932.000

* Tính giá trị sản phẩm dở dang cuối T1/2019  theo chi phí sản xuất chung:

Giá trị SPDD cuối T1/2019 đánh giá theo chi phí SXC = 30.000 + 198.000 x 932.000 = 224.745 nghìn đồng.
13.500 + 932.000

⇒ Vậy giá trị sản phẩm dở dang cuối T1/2019 tại phân xưởng May là: 85.616 + 649.591 + 224.745 = 959.952 nghìn đồng.

b2) Lập bảng tính giá thành bán thành phẩm T1/2019 ở phân xưởng May.

Sau khi tính được giá trị sản phẩm dở dang cuối T1/2019 tại phân xưởng May, kế toán lập bảng tính giá thành bán thành phẩm ở phân xưởng May như sau:

Công ty Minh Trang

THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Tháng 1 năm 2019

Phân xưởng: May

Tên sản phẩm: Bán thành phẩm váy học sinh

Số lượng sản phẩm hoàn thành: 13.500 bán thành phẩm. Đơn vị tính: Nghìn đồng.    

Khoản mục chi phí Giá thành bán thành phẩm xưởng Cắt chuyển sang Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ Chi phí phí sản xuất phát sinh trong kỳ Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Tổng giá thành bán thành phẩm hoàn thành trong kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành trong kỳ
(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(2)+(3)+(4)-(5) (7)=(6)/13.500
Chi phí NVLTT 795.000 159.000   85.616  868.384  64
Chi phí NCTT 555.000 111.000 548.000 649.591  564.409  42
Chi phí SXC 150.000 30.000 198.000 224.745  153.255  11
Cộng  1.500.000  300.000  746.000  1.007.771  1.586.048  117

c) Tính giá thành thành phẩm T1/2019 tại phân xưởng Hoàn Thiện:

Tại Phân xưởng Hoàn Thiện không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Kế toán lập bảng tính giá thành thành phẩm ở phân xưởng Hoàn Thiện như sau:

Công ty Minh Trang

THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Tháng 1 năm 2019

Phân xưởng: May

Tên sản phẩm: Thành phẩm váy học sinh

Số lượng sản phẩm hoàn thành: 13.500 cái váy học sinh. Đơn vị tính: Nghìn đồng.

Khoản mục chi phí Giá thành bán thành phẩm xưởng May chuyển sang Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ Chi phí phí sản xuất phát sinh trong kỳ Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Tổng giá thành bán thành phẩm hoàn thành trong kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành trong kỳ
(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(2)+(3)+(4)-(5) (7)=(6)/13.500
Chi phí NVLTT   868.384 0 0 868.384 64
Chi phí NCTT  564.409 0 250.000 0 814.409 60
Chi phí SXC  153.255 0 50.000 0 203.255 15
Cộng 1.586.048 0 300.000 0 1.886.048

Sau phần ví dụ này, hi vọng các bạn đã hiểu và làm tốt cách Tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự hay còn gọi là tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. 

Đây cũng là một trong những câu hỏi chiếm số điểm cao (2 điểm) trong đề thi chứng chỉ đại lý thuế do Tổng cục thuế tổ chức. Nếu bạn có ý định nắm giữ chứng chỉ đại lý thuế bạn hãy lưu lại để nghiên cứu, giúp bạn đạt kết quả cao khi đi thi.

Kế Toán Hà Nội cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Địa chỉ học kế toán tổng hợp trên chứng từ thực tế dành cho người đã biết

Đối tác - khách hàng

ACB
Vietin_bank
MT-Phaco
Web Bách Thắng
BIDV
Agribank
ACB
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng