skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Tỷ giá ghi sổ kế toán theo thông tư 133

Tỷ giá ghi sổ kế toán theo thông tư 133 là gì?  Có bao nhiêu cách xác định Tỷ giá ghi sổ theo thông tư 133 ? Nguyên tắc áp dụng tỷ giá ghi sổ theo thông tư 133.

Tỷ giá ghi sổ kế toán theo thông tư 133

Tỷ giá ghi sổ kế toán theo thông tư 133.

Căn cứ vào Mục 1.3, Điều 52 133/2016/TT­BTC thì có 2 cách xác định Tỷ giá ghi sổ kế toán theo thông tư 133 như sau:

1. Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh.

Tỷ giá ghi sổ kế toán theo thông tư 133 Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh là tỷ giá được xác định liên quan đến giao dịch đã phát sinh tại một thời điểm cụ thể. Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh được áp dụng để ghi sổ kế toán cho bên Nợ các tài khoản phải thu đối với khoản tiền bằng ngoại tệ đã nhận ứng trước của khách hàng hoặc cho bên Có các tài khoản phải trả đối với khoản tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán.

Tỷ giá ghi sổ kế toán theo thông tư 133 Nguyên tắc áp dụng Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh:

Theo thông tư 133, Doanh nghiệp được áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh để hạch toán đối với:

+ Bên Nợ TK phải thu khi tất toán khoản tiền nhận trước của người mua khi chuyển giao sản phẩm, hàng hóa, TSCĐ, cung cấp dịch vụ cho khách hàng;

+ Bên Có TK phải trả khi tất toán khoản tiền ứng trước cho người bán khi nhận được sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ của người bán.

2. Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền (tỷ giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳ).

Tỷ giá ghi sổ kế toán theo thông tư 133 Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyềntỷ giá được xác định trên cơ sở lấy tổng giá trị (theo đồng tiền ghi sổ kế toán) của từng khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ chia cho số lượng nguyên tệ thực có tại từng thời điểm.

Tỷ giá ghi sổ kế toán theo thông tư 133 Nguyên tắc áp dụng Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền:

Theo thông tư 133, Doanh nghiệp được áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền để hạch toán đối với:

– Bên Có các tài khoản tiền (TK 111, 112).

– Bên Có các tài khoản phải thu (ngoại trừ giao dịch nhận trước tiền của người mua),

– Bên Nợ các tài khoản phải trả (ngoại trừ giao dịch trả trước tiền cho người bán).

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tỷ giá ghi sổ kế toán theo thông tư 133 của Kế Toán Hà Nội

Kế Toán Hà Nội chúc bạn Sức khỏe và Thành công!

 Cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 133. 

Cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 200.

Cách xác định tỷ giá ghi sổ theo thông tư 200.

 

Đối tác - khách hàng

ACB
Vietin_bank
MT-Phaco
Web Bách Thắng
BIDV
Agribank
ACB
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng