Cách hạch toán các khoản đi vay theo TT133, TT200
Cách hạch toán các khoản đi vay theo TT133, TT200. Khi phát sinh nghiệp vụ đi vay, kế toán công ty sẽ hạch toán ra sao? KẾ TOÁN HÀ NỘI sẽ hướng dẫn các bạn Cách hạch toán các khoản đi vay theo TT133, TT200 và Ví dụ Cách hạch toán các khoản đi vay theo TT133, TT200.
Tài khoản sử dụng.
Để hạch toán các khoản đi vay >>> Theo thông tư 200 và thông tư 133 Kế toán phải sử dụng TK 3411 – Các khoản đi vay.
TK 3411 – Các khoản đi vay: Tài khoản này phản ánh giá trị các khoản tiền đi vay, tình hình thanh toán các khoản tiền vay (kể cả đi vay dưới hình thức phát hành trái phiếu) của doanh nghiệp và tình hình phân bổ chiết khấu, phụ trội trái phiếu.
Cách hạch toán các khoản đi vay theo TT133, TT200.
Trên thực tế để phát triển kinh doanh, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ vốn tự có. Mà có nhiều Doanh nghiệp phải tiến hành đi vay vốn. Có nhiều hình thức vay vốn như là: Vay vốn nhận trực tiếp bằng tiền mặt, tiền gửi; Nhận tiền vay bằng cách chuyển thẳng cho người bán; Vay thanh toán hoặc ứng vốn (trả trước) cho người bán; Vay để đầu tư góp vốn vào đơn vị khác;…Mỗi trường hợp vay vốn sẽ có cách hạch toán khác nhau. Để hiểu rõ về từng trường hợp hạch toán các khoản đi vay trên mời bạn cùng tham khảo hướng dẫn chi tiết Cách hạch toán các khoản đi vay theo TT133, TT200 sau.
Cách hạch toán các khoản đi vay theo TT133, TT200 trường hợp vay bằng tiền mặt, vay bằng TGNH.
– Khi vay bằng Đồng Việt Nam về quỹ hoặc gửi vào Ngân hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 1111: Tiền vay nhập quỹ
Nợ TK 1121: Tiền vay gửi vào Ngân hàng
Có TK 3411: Số tiền đi vay.
– Khi vay bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế, kế toán ghi:
Nợ TK 1112: Tiền vay nhập quỹ
Nợ TK 1122: Tiền vay gửi vào Ngân hàng
Có TK 3411: Số tiền đi vay.
– Khi đi vay phát sinh các chi phí liên quan trực tiếp đến khoản vay (ngoài lãi vay phải trả), như chi phí thẩm định, kiểm toán, lập hồ sơ vay vốn… , kế toán ghi:
Nợ TK 154, 241, 635,…: Chi phí đi vay
Nợ TK 133: Tiền thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có)
Có các TK 111, 112, 331….: Tổng trị giá thanh toán.
Cách hạch toán các khoản đi vay theo TT133, TT200 trường hợp vay chuyển thẳng cho người bán để mua NVL, công cụ, dụng cụ, hàng hóa.
Khi vay chuyển thẳng cho người bán để mua NVL, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, các Doanh nghiệp có thể hạch toán theo 2 phương pháp, đó là: Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên; Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
– Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156,…: Giá mua NVL, công cụ, dụng cụ, hàng hóa bằng tiền đi vay chưa có thuế GTGT.
Nợ TK 133: Tiền thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3411: Số tiền đi vay.
– Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156: Giá mua NVL, công cụ, dụng cụ, hàng hóa bằng tiền đi vay đã có thuế GTGT.
Có TK 3411: Số tiền đi vay.
Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
– Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ TK 611 (theo TT 133): Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 6111, 6112 (theo TT 200): Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133: Tiền thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3411: Số tiền đi vay.
– Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ TK 611 (theo TT 133): Giá mua đã có thuế GTGT
Nợ TK 6111, 6112: Giá mua đã có thuế GTGT
Có TK 3411: Số tiền đi vay.
Cách hạch toán các khoản đi vay theo TT133, TT200 trường hợp vay chuyển thẳng cho người bán để mua sắm TSCĐ, để thanh toán về đầu tư XDCB.
– Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ các TK 211, 241: Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133: Tiền thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3411: Số tiền đi vay.
– Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ các TK 211, 241: Giá mua đã có thuế GTGT
Có TK 3411: Số tiền đi vay.
Cách hạch toán các khoản đi vay theo TT133, TT200 trường hợp vay thanh toán hoặc ứng vốn (trả trước) cho người bán, người nhận thầu về XDCB, để thanh toán các khoản chi phí.
Khi vay để thanh toán hoặc ứng vốn (trả trước) cho người bán, người nhận thầu về XDCB, để thanh toán các khoản chi phí, kế toán ghi:
Nợ các TK 331, 642, 811: Thanh toán hoặc ứng vốn (trả trước) cho người bán, người nhận thầu về XDCB,… bằng tiền đi vay
Có TK 3411: Số tiền đi vay.
Cách hạch toán các khoản đi vay theo TT133, TT200 trường hợp vay để đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.
Khi vay để đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, kế toán ghi:
Nợ TK 228: Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác bằng tiền đi vay
Có TK 3411: Số tiền đi vay.
Cách hạch toán lãi vay phải trả được nhập gốc.
Kế toán ghi:
Nợ TK 635: Tiền lãi vay tính vào chi phí
Nợ các TK 627, 241: Tiền lãi vay được vốn hóa
Có TK 3411: Số tiền đi vay.
Cách hạch toán trả nợ vay bằng Đồng Việt Nam hoặc bằng tiền thu nợ của khách hàng.
Kế toán ghi:
Nợ TK 3411: Số tiền đi vay.
Có các TK 111, 112, 131: Số tiền phải trả đi vay.
Cách hạch toán trả nợ vay bằng ngoại tệ.
– Trường hợp áp dụng tỷ giá ghi sổ, kế toán ghi:
Nợ TK 3411: Số tiền đi vay tính theo tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền cho từng đối tượng
Nợ TK 635: Trị giá tiền lỗ chênh lệch tỷ giá
Có các TK 1112, 1122: Số tiền phải trả đi vay tính theo tỷ giá trên sổ kế toán
Có TK 515: Trị giá tiền lãi tỷ giá.
– Trường hợp áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế, kế toán ghi:
Nợ TK 3411: Số tiền đi vay tính theo tỷ giá giao dịch thực tế
Có các TK 1112, 1122: Số tiền phải trả đi vay tính theo tỷ giá giao dịch thực tế.
Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ được ghi nhận ngay tại thời điểm trả nợ vay hoặc ghi nhận định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
– Khi phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, kế toán ghi:
Nợ TK 635: Trị giá tiền lỗ chênh lệch tỷ giá
Có các TK 1112, 1122, 3411: Trị giá tiền lỗ chênh lệch tỷ giá.
– Khi phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, kế toán ghi:
Nợ các TK 1112, 1122, 3411: Trị giá tiền lãi chênh lệch tỷ giá
Có TK 515: Trị giá tiền lãi chênh lệch tỷ giá.
Trên đây các bạn đã tìm hiểu về nguyên lý Cách hạch toán các khoản đi vay theo TT133, TT200. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn theo dõi Ví dụ Cách hạch toán các khoản đi vay theo TT133, TT200.
Ví dụ Cách hạch toán các khoản đi vay theo TT133, TT200.
Ta có số liệu tại công ty An Phương như sau:
- Ngày 20/04/2019 công ty ký nhận nợ với Ngân hàng Viettinbank với số tiền vay là 330.000.000 VNĐ.
- Vay với mục đích thanh toán tiền mua 1000 bao xi măng trị giá chưa thuế là 300.000.000 VNĐ, thuế GTGT 10%.
- Công ty An Phương hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
- Ngày 20/05/2019 Công ty thanh toán toàn bộ số tiền vay trên cho ngân hàng Viettinbank bằng tiền gửi ngân hàng.
>> Với số liệu trên Kế toán công ty An Phương hạch toán các khoản đi vay như sau:
- Hạch toán khi nhận nợ, kế toán ghi:
Nợ TK 156: 300.000.000 VNĐ
Nợ TK 133: 30.000.000 VNĐ
Có TK 3411: 330.000.000 VNĐ.
- Hạch toán khi trả nợ vay, kế toán ghi:
Ngày 05/05/2019, công ty An Phương trả nợ vay bằng TGNH, kế toán ghi:
Nợ TK 3411: 330.000.000 VNĐ.
Có TK 112: 330.000.000 VNĐ.
Trên đây là Cách hạch toán các khoản đi vay theo TT133, TT200 và Ví dụ Cách hạch toán các khoản đi vay theo TT133, TT200.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Nếu bạn đang là kế toán viên, muốn nâng cao trình độ hoặc muốn có CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ>>> Hãy tham khảo LỚP ÔN THI CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI.Lớp ôn thi của Chúng tôi sẽ giúp bạn CÓ ĐƯỢC CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ.
Nếu bạn mới vào nghề kế toán, chưa có nhiều kinh nghiệm >>> hãy tham khảo CÁC KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC TẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI.Khóa học của Chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao cả kiến thức và kinh nghiệm làm kế toán.