skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Cách hạch toán chiết khấu thanh toán theo TT200 và TT133

Cách hạch toán chiết khấu thanh toán theo TT200 và TT133

Cách hạch toán chiết khấu thanh toán theo TT200 và TT133

Để có Cách hạch toán chiết khấu thanh toán theo TT200 và TT133 chính xác. Chúng ta cần phải hiểu chiết khấu thanh toán là gì? Khi được chiết khấu thanh toán có phải xuất hóa đơn không? nhận được chiết khấu thanh toán có phải kê khai nộp thuế GTGT không? Chiết khấu thanh toán được tính vào thu nhập, chi phí như thế nào? Cách hạch toán chiết khấu thanh toán tại bên chiết khấubên nhận chiết khấu. Mời các bạn theo dõi bài hướng dẫn sau của Kế Toán Hà Nội.

Cách hạch toán chiết khấu thanh toán theo TT200 và TT133. Đầu tiên chúng ta cần trả lời câu hỏi Chiết khấu thanh toán là gì.

Theo quy định chiết khấu thanh toán là số tiền người bán giảm trừ cho người mua tính trên số tiền đã thanh toán do người mua thanh toán tiền hàng trước thời gian quy định.Vậy chiết khấu thanh toán là số tiền người mua được hưởng vì thanh toán trước thời hạn quy định.

Cách hạch toán chiết khấu thanh toán theo TT200 và TT133. Thứ hai Chiết khấu thanh toán có phải xuất hóa đơn không; Có phải kê khai nộp thuế GTGT không.

Theo quy định Tại Khoản 1, Điều 3 của Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về hóa đơn như sau:

1. Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.”

Và tại Khoản 1, Điều 5 của Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT như sau:

“ Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.”

► Như vậy:

Chiết khấu thanh toán được dùng với mục đích là tránh bị khách hàng (bên mua) chiếm dụng vốn của người bán quá lâu nên nó được xem là một công cụ tài chính (chi hoạt động tài chính).

  • Đối với bên Bán và là khoản thu tài chính đối với bên mua chứ không phải là bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ.
  • Khi phát sinh 2 bên KHÔNG cần lập HÓA ĐƠN và KHÔNG phải kê khai thuế GTGT cho khoản chiết khấu thanh toán mà chỉ cần: Lập chứng từ thu đối với bên được thu tiền và lập chứng từ chi đối với bên chi tiền hoặc lập chứng từ khấu trừ vào khoản thanh toán của 2 bên.

Lưu ý: Chứng từ để xác định chiết khấu thanh toán và hạch toán chiết khấu thanh toán bao gồm:

  • Hợp đồng hoặc là phụ lục hợp đồng phải ghi rõ tỷ lệ hoặc số tiền chiết khấu thanh toán.
  • Chứng từ thu, chứng từ chi tiền hoặc chứng từ khấu trừ vào công nợ.

Lớp ôn thi chứng chỉ hành nghề đại lý thuế uy tín nhất Hà Nội

Cách hạch toán chiết khấu thanh toán theo TT200 và TT133. Chiết khấu thanh toán được tính vào chi phí để tính thuế TNDN như thế nào? tính vào thu nhập chịu thuế như thế nào?

Cách hạch toán chiết khấu thanh toán theo TT200 và TT133. Tại bên chiết khấu thanh toán (bên Bán):

Theo mục 7.14 Công văn Số 2785/TCT­-CS ngày 23/7/2014 giới thiệu nội dung mới của thông tư số 78/2014/TT-BTC về thuế TNDN, có hiệu lực từ từ ngày 02 tháng 08 năm 2014 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2014 trở đi, hướng dẫn:

“7.14. Sửa đổi, bổ sung khoản mục chi phí bị khống chế quy định tại Khoản 2.21 Điều 6.

Sửa đổi:

– Nâng mức khống chế từ 10% lên 15% không biệt doanh nghiệp mới thành lập trong 3 năm đầu hay đã thành lập quá 3 năm;Chi phí khống chế không bao gồm khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng (Trước: Chiết khấu thanh toán là khoản chi phí bị khống chế khi tính vào chi phí được trừ)”

► Như vậy:

Từ ngày 02 /08 /2014 khoản chiết khấu thanh toán không bị khống chế 15% tổng số chi được trừ nữa. Doanh nghiệp phát sinh chiết khấu thanh toán cho khách hàng thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế mà không bị khống chế như trước đây.

Cách hạch toán chiết khấu thanh toán theo TT200 và TT133.Tại bên nhận được Chiết khấu thanh toán (bên Mua):

Tại khoản 15, điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định các khoản Thu nhập khác:

“…Thu nhập nhận được từ các khoản hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán, …Các khoản thu nhập nhận được bằng hiện vật thì giá trị của hiện vật được xác định bằng giá trị của hàng hóa, dịch vụ tương đương tại thời điểm nhận.”

Như vậy, Chiết khấu thanh toán được tính là khoản thu nhập khác liên quan đến hoạt động tài chính khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.

Cách hạch toán chiết khấu thanh toán theo TT200 và TT133. Chiết khấu thanh toán cho cá nhân.

Chúng ta cùng nghiên cứu khi thực hiện chiết khấu thanh toán cho CÁ NHÂN, thì cá nhân nhận được chiết khấu thanh toán có phải kê khai thuế không?

Theo Công văn 1162/TCT­-TNCN ngày 21/03/2016 của Tổng cục thuế gửi Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp:

_“Căn cứ quy định nêu trên, cá nhân là đại lý bán hàng hóa nếu được công ty chi trả khoản “chiết khấu thanh toán” thì khoản tiền này thuộc diện chịu thuế TNCN 1%.

_Công ty chi trả khoản “chiết khấu thanh toán” cho cá nhân thực hiện khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân theo tờ khai thuế mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT­BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính. _Công ty ghi cụm tờ “Khai thay” vào phần trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người nộp thuế” đồng thời người khai ký tên, đóng dấu của Công ty.

_Công ty nộp hồ sơ khai thuế thay cho cá nhân tại Chi cục Thuế nơi Cty đặt trụ sở.

_Trên hồ sơ tính thuế,chứng từ thu thuế vẫn thể hiện người nộp thuế là cá nhân kinh doanh.”

► Như vậy: Nếu doanh nghiệp thực hiện chi trả chiết khấu thanh toán cho cá nhân thì doanh phải khấu trừ 1% tiền thuế trên số tiền chiết khấu thanh toán cá nhân được nhận và doanh nghiệp tiến hành kê khai và nộp thuế thay cho cá nhân. Điều này đồng nghĩa với việc cá nhận không phải kê khai và nộ thuế nữa.

Trên đây chúng ta đã biết Chiết khấu thanh toán là gì? Chiết khấu thanh toán được tính vào chi phí, thu nhập ra sao? Mời các bạn cùng xem Hướng dẫn Cách hạch toán chiết khấu thanh toán theo TT200 và TT133 chi tiết nhé.

Địa chỉ ôn thi chứng chỉ hành nghề về thuế sát với đề thi nhất Cách hạch toán chiết khấu thanh toán.

Chúng ta cùng nghiên cứu Cách hạch toán chiết khấu thanh toán tại bên chiết khấu và bên nhận chiết khấu:

Cách hạch toán chiết khấu thanh toán Tại bên chiết khấu  (bên chi tiền)

Cách hạch toán chiết khấu thanh toán Tại bên nhận chiết khấu (bên nhận tiền)

  • Bên chiết khấu thanh toán lập chứng từ chi hoặc chứng từ khấu trừ công nợ, căn cứ vào chứng từ, ghi sổ:

Nợ TK 635 – Tổng tiền chiết khấu thanh toán phải trả

Có TK 131  – Tiền bù trừ luôn vào khoản nợ phải thu

Có các TK 111, 112 – Tiền trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

  • Bên nhận chiết khấu thanh toán lập chứng từ thu hoặc chứng từ khấu trừ công nợ, căn cứ vào chứng từ, ghi sổ:

Nợ TK 331 – Tiền giảm trừ vào công nợ phải trả

Nợ các TK 111, 112 – Tiền nhận bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng

Có TK 515 –  Tổng chiết khấu thanh toán được hưởng.

Địa chỉ ôn thi chứng chỉ hành nghề về thuế sát với đề thi nhấtVí dụ mô tả Cách hạch toán chiết khấu thanh toán.

Phần trên chúng ta đã nghiên cứu phần lý thuyết về Cách hạch toán chiết khấu thanh toán. Để các bạn hiểu rõ hơn và có thể hạch toán thành thạo chiết khấu thanh toán. Chúng ta cùng nghiên cứu ví dụ sau nhé.

Công ty CP Kế Toán Hà Nội bán một lô hàng cho công ty An Phát với tổng giá thanh toán là 600.000.000 đ. Công ty An Phát đã thanh toán cho công ty CP Kế Toán Hà Nội đúng hạn theo hợp đồng và được hưởng chiết khấu thanh toán là 2% trên tổng giá trị thanh toán. Khoản chiết khấu thanh toán này đã được công ty CP Kế Toán Hà Nội chuyển khoản cho công ty An Phát.

Cách hạch toán chiết khấu thanh toán tại 2 Công ty như sau:

Tại công ty CP Kế Toán Hà Nội (bên chiết khấu), Tại công ty An Phát (bên nhận chiết khấu)
Khi chuyển tiền cho Anh Phát, Kế Toán Hà Nội ghi sổ:

Nợ TK 635: (2% x 600.000.000 đ) = 12.000.000 đ

Có TK 112: (2% x 600.000.000 đ) = 12.000.000 đ.

Khi nhận được báo có của ngân hàng, An Phát ghi sổ:

Nợ TK 112: (2% x 600.000.000 đ) = 12.000.000 đ

Có TK 515: (2% x 600.000.000 đ) = 12.000.000 đ

Cảm ơn các bạn đã xem Chiết khấu thanh toán là gì? Cách hạch toán chiết khấu thanh toán do Kế Toán Hà Nội trình bày. Hi vọng sau bài viết này Bạn sẽ hiểu rõ hơn về chiết khấu thanh toán cũng như Cách hạch toán chiết khấu thanh toán tại Bên thực hiện chiết khấu và bên nhận chiết khấu.

Địa chỉ học kế toán tổng hợp trên chứng từ thực tế dành cho người đã biết

Đối tác - khách hàng

[gs_logo]
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng