Cách hạch toán hàng thiếu khi nhập kho theo thông tư 200
Cách hạch toán hàng thiếu khi nhập kho theo thông tư 200. Thực tế khi Doanh nghiệp phát sinh nghiệp vụ mua hàng nhập kho có thể xảy ra trường hợp Mua hàng về nhập kho thiếu so với hóa đơn. Vậy cách hoạch toán trường hợp này như thế nào?
KẾ TOÁN HÀ NỘI sẽ hướng dẫn các bạn Cách hạch toán hàng thiếu khi nhập kho theo thông tư 200; Ví dụ chi tiết Cách hạch toán hàng thiếu khi nhập kho theo thông tư 200.
Các bạn có thể xem bài viết của Kế toán Hà Nội:
Cách hạch toán hàng thừa khi nhập kho theo thông tư 200.
Hạch toán mua hàng về nhập kho đúng hóa đơn mua hàng theo TT200.
Cách hạch toán hàng thiếu khi nhập kho so với hóa đơn.
Khi mua ngoài nhập kho phát hiện thiếu so với hóa đơn, đầu tiên kế toán làm thủ tục nhập kho theo giá trị thực tế. Số hàng thiếu sẽ phải lập biên bản chờ xử lý, đồng thời kế toán sử dụng tài khoản 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý. Để theo dõi giá trị hàng thiếu, kế toán ghi:
Nợ TK 1561: Trị giá thực tế của hàng mua nhập kho chưa có thuế GTGT
Nợ TK 1381: Trị giá hàng mua thiếu chưa rõ nguyên nhân chưa có thuế
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng mua (theo hóa đơn)
Có các TK 111, 112, 331, …:Trị giá thanh toán hàng mua theo hóa đơn.
Cách hạch toán hàng thiếu khi phát hiện được nguyên nhân.
Khi tìm được nguyên nhân và quyết định xử lý số Hàng hóa thiếu, tùy theo từng tình huống cụ thể, kế toán sẽ tiến hành ghi sổ theo từng trường hợp như sau:
Trường hợp hàng hóa thiếu do hao hụt tự nhiên trong định mức.
Khi mua hàng về nhập kho bị thiếu so với hóa đơn do hao hụt tự nhiên trong định mức, kế toán hạch toán:
Nợ TK 1562: Trị giá hàng thiếu do hao hụt tự nhiên trong định mức
Có TK 1381: Trị giá hàng thiếu do hao hụt tự nhiên trong định mức.
Trường hợp hàng hóa thiếu do bên bán hàng gửi thiếu.
Khi phát hiện nguyên nhân hàng thiếu do bên bán gửi thiếu. Thì có thể xảy ra 2 trường hợp là: Bên bán còn hàng để giao bổ sung hàng thiếu; Bên bán không còn hàng để giao bổ sung. Vậy cách hạch toán và xử lý cho từng trường như sau:
Cách hạch toán khi bên bán còn hàng giao bổ sung hàng thiếu.
Khi mua hàng về nhập kho bị thiếu so với hóa đơn và xác định do bên bán gửi thiếu, khi bên bán đã giao bổ sung đủ số Hàng hóa thiếu, kế toán hạch toán:
Nợ TK 1561: Trị giá hàng thiếu bên bán đã giao bổ sung
Có TK 1381: Trị giá hàng thiếu bên bán đã giao bổ sung.
Cách hạch toán khi bên bán không còn hàng để giao bổ sung.
Nguyên nhân hàng thiếu được xác định do bên bán gửi thiếu nhưng bên bán không còn hàng để giao bổ sung. Bên bán tiến hành lập hóa đơn GTGT điều chỉnh giảm cho hóa đơn GTGT có số hàng thiếu đã lập giao cho người mua. Kế toán căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh giảm, hạch toán:
Nợ các TK 111, 112, 331… : Số tiền được hoàn trả hoặc ghi giảm công nợ tương ứng với số hàng thiếu
Có TK 1381: Trị giá hàng thiếu chưa có thuế GTGT
Có TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng mua thiếu.
Trường hợp hàng hóa thiếu do cá nhân làm mất.
Khi nguyên nhân hàng mua thiếu được xác định là do cá nhân làm mất, cá nhân đó phải bồi thường, kế toán hạch toán:
Nợ các TK 1388, 111: Trị giá hàng thiếu cá nhân phải bồi thường
Nợ TK 632: Trị giá hàng thiếu cá nhân bồi thường không đủ
Có TK 1381: Trị giá hàng thiếu đã xử lý chưa có thuế GTGT
Có TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng mua thiếu.
Trường hợp thiếu hàng hóa không xác định được nguyên nhân hoặc do nguyên nhân khách quan bất khả kháng.
Khi Hàng mua thiếu không xác định được nguyên nhân hoặc do nguyên nhân khách quan bất khả kháng thì trị giá Hàng hóa thiếu sẽ được ghi tăng giá vốn hàng bán, hạch toán:
Nợ TK 632: Trị giá hàng thiếu
Có TK 1381: Trị giá hàng thiếu đã xử lý chưa có thuế GTGT
Có TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng mua thiếu.
Trên đây là phần lý thuyết Cách hạch toán hàng thiếu khi nhập kho theo thông tư 200. Sau đây mời các bạn theo dõi Ví dụ Cách hạch toán hàng thiếu khi nhập kho theo thông tư 200 để hiểu rõ hơn.
Ví dụ Cách hạch toán hàng thiếu khi nhập kho theo thông tư 200.
Trong phần này, Kế Toán Hà Nội xin đưa ra ví dụ về Cách hạch toán hàng thiếu khi nhập kho theo thông tư 200, trong trường hợp người bán không còn hàng để giao bổ sung.
Có số liệu như sau:
Tại Công ty Bảo Nam, ngày 25/03/2019 có hóa đơn mua hàng hóa của Công ty Thành Đạt cụ thể:
- Mua 150 xe đạp về nhập kho với giá trị là 300 triệu đồng.
- Khi công ty thực hiện kiểm kê hàng hóa thì thấy số lượng hàng trong kho ít hơn so với số lượng hàng hóa ghi trong hóa đơn là 2 xe đạp (tương đương 4 triệu đồng).
- Công ty Kế toán Bảo Nam chưa thanh toán cho công ty Thành Đạt.
- Kế toán làm thủ tục nhập kho theo giá trị thực tế.
- Công ty bảo Nam xác định nguyên nhân do Công ty Thành Đạt gửi thiếu. Tuy nhiên Công ty Thành Đạt không còn hàng để giao bổ sung.
Với số liệu trên >>> Kế Toán Bảo Nam hạch toán như sau:
.- Khi mua hàng về nhập kho phát hiện thiếu so với hóa đơn, kế toán làm thủ tục nhập kho theo giá trị thực tế. Phản ánh hàng nhập kho và giá trị hàng thiếu, kế toán hạch toán:
Nợ TK 1561 (xe đạp): 296 triệu đồng
Nợ TK 1381: 4 triệu đồng
Nợ TK 1331: 30 triệu đồng
Có TK 331 (công ty Thành Đạt): 330 triệu đồng.
– Công ty bảo Nam xác định do Công ty Thành Đạt gửi thiếu nhưng Công ty Thành Đạt không còn hàng để giao bổ sung, Công ty Thành Đạt căn cứ vào biên bản kiểm hàng hóa, tiến hành lập hóa đơn GTGT điều chỉnh giảm cho hóa đơn GTGT về số hàng thiếu đã lập để giao cho Công ty Thành Đạt. Kế toán căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh giảm hạch toán:
Nợ TK 331 (công ty Thành Đạt): 4,4 triệu đồng
Có TK 1381: 4 triệu đồng
Có TK 1331: 0,4 triệu đồng.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách hạch toán hàng thiếu khi nhập kho theo thông tư 200 và Ví dụ chi tiết Cách hạch toán hàng thiếu khi nhập kho theo thông tư 200 của Kế Toán Hà Nội.
Nếu bạn đang là kế toán viên, muốn nâng cao trình độ hoặc muốn có CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ>>> Hãy tham khảo LỚP ÔN THI CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI.Lớp ôn thi của Chúng tôi sẽ giúp bạn CÓ ĐƯỢC CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ.
Nếu bạn mới vào nghề kế toán, chưa có nhiều kinh nghiệm >>> hãy tham khảo CÁC KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC TẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI.Khóa học của Chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao cả kiến thức và kinh nghiệm làm kế toán.