Cách hạch toán Phải trả nội bộ theo TT133
Cách hạch toán Phải trả nội bộ theo TT133. Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn Cách hạch toán Phải trả nội bộ theo TT133.
Mời các bạn theo dõi bài viết.
Tài khoản sử dụng.
Theo Thông tư 133, để hạch toán Phải trả nội bộ chúng ta dùng TK 336.
Tài khoản 336 – Phải trả nội bộ: Là TK dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả giữa:
– DN (đơn vị cấp trên) với các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc có tổ chức công tác kế toán (đơn vị cấp dưới);
– Các đơn vị hạch toán phụ thuộc của cùng một doanh nghiệp với nhau.
Cách hạch toán Phải trả nội bộ theo TT133.
Hướng dẫn cách hạch toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến Phải trả nội bộ.
Hạch toán Phải trả nội bộ tại đơn vị CẤP TRÊN.
Cấp sổ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho các đơn vị cấp dưới.
Khi đơn vị cấp trên cấp sổ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho các đơn vị cấp dưới (trực thuộc), kế toán hạch toán:
Nợ TK 353: Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Có TK 3368: Trị giá phải trả nội bộ.
Các khoản phải trả cho các đơn vị cấp dưới.
Khi đơn vị cấp trên trả các khoản phải trả cho các đơn vị trực thuộc, kế toán hạch toán:
Nợ các TK 152, 153, 2111: Trị giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, TSCĐ
Nợ TK 331: Trị giá phải trả cho người bán
Nợ TK 642: Trị giá các khoản chi phí
Có TK 336: Trị giá phải trả nội bộ.
Thanh toán các khoản phải trả cho các đơn vị cấp dưới.
Khi đơn vị cấp trên thanh toán các khoản phải trả cho các đơn vị trực thuộc, kế toán hạch toán:
Nợ TK 3368: Trị giá phải trả nội bộ
Có các TK 111, 112, …: Trị giá phải trả nội bộ.
Đơn vị cấp trên bù trừ các khoản phải thu, phải trả nội bộ.
Khi đơn vị cấp trên phải bù trừ các khoản phải thu, phải trả nội bộ, kế toán hạch toán:
Nợ TK 336: Trị giá phải trả nội bộ
Có TK 136: Trị giá phải thu nội bộ.
Hạch toán Phải trả nội bộ tại đơn vị CẤP DƯỚI.
Hạch toán TĂNG nợ phải trả.
Nhận vốn cấp của đơn vị cấp trên.
Khi các đơn vị trực thuộc nhận được vốn được cấp từ Doanh nghiệp, đơn vị cấp trên, kế toán hạch toán:
Nợ các TK 111, 112, 152, 155, 156, 211, 217…: Trị giá các khoản được nhận
Có TK 3361: Trị giá các khoản được nhận.
Trả các khoản phải trả cho các đơn vị trực thuộc khác.
– Khi nhận được hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ từ các đơn vị nội bộ khác chuyển đến, kế toán hạch toán:
Nợ các TK 152, 153, 156, …: Trị giá nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, …
Nợ TK 133: Trị giá thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3368: Trị giá các khoản phải trả.
– Khi được đơn vị nội bộ khác chi hộ, trả hộ công nợ hoặc chi phí, kế toán hạch toán:
Nợ TK 331: Trị giá phải trả cho người bán
Nợ TK 642: Chi phí quản lý kinh doanh
Nợ TK 133: Trị giá thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 3368: Trị giá các khoản phải trả.
Thu tiền hay vay tiền các đơn vị trực thuộc khác.
Khi đơn vị thu tiền hộ hoặc đi vay tiền các đơn vị khác trong doanh nghiệp, kế toán hạch toán:
Nợ các TK 111, 112: Trị giá tiền đi vay hay thu hộ
Có TK 3368: Trị giá tiền đi vay hay thu hộ.
Hạch toán GIẢM nợ phải trả.
Trả các khoản phải trả hộ cho các đơn vị trực thuộc khác.
Khi trả các khoản phải trả cho Doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc khác, kế toán hạch toán:
Nợ TK 3368: Trị giá tiền phải trả
Có các TK 111, 112, …: Trị giá tiền phải trả.
Giảm vốn kinh doanh.
Khi có quyết định điều chuyển tài sản cho các đơn vị khác trong nội bộ và có quyết định giảm vốn kinh doanh, kế toán hạch toán:
Nợ TK 3361: Trị giá tiền phải trả
Nợ TK 214: Trị giá hao mòn khi chuyển tài sản cố định cho đơn vị khác
Có các TK 152, 155, 156, 211, 217, …: Tổng giá trị hàng hóa, TSCĐ, …
Bù trừ giữa các khoản phải thu và phải trả phát sinh từ giao dịch với các đơn vị nội bộ.
Kế toán hạch toán phần bù trừ giữa các khoản phải thu và phải trả khi giao dịch với các đơn vị nội bộ:
Nợ TK 336: Trị giá phải trả nội bộ
Có TK 136: Trị giá phải thu nội bộ.
Doanh thu, thu nhập và chi phí trong đơn vị hạch toán phụ thuộc KHÔNG ĐƯỢC phân cấp kế toán đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (TK 421).
Tại đơn vị hạch toán phụ thuộc KHÔNG theo dõi KQKD.
– Hạch toán kết chuyển doanh thu, thu nhập:
Nợ các TK 511, 711: Trị giá các khoản doanh thu, thu nhập
Có TK 3368: Trị giá các khoản doanh thu, thu nhập.
– Định kỳ kết chuyển các khoản chi phí, kế toán hạch toán:
Nợ TK 3368: Trị giá các khoản chi phí
Có các TK 632, 635, 642: Trị giá các khoản chi phí.
Tại đơn vị hạch toán phụ thuộc CÓ theo dõi KQKD.
– Kết chuyển doanh thu, thu nhập, kế toán hạch toán:
Nợ các TK 511, 711: Trị giá các khoản doanh thu, thu nhập
Có TK 911: Trị giá các khoản doanh thu, thu nhập.
– Kết chuyển các khoản chi phí, kế toán hạch toán:
Nợ TK 9118: Trị giá các khoản chi phí
Có các TK 632, 635, 6428: Trị giá các khoản chi phí.
– Định kỳ, kết chuyển kết quả kinh doanh (lãi) lên đơn vị cấp trên, kế toán hạch toán:
Nợ TK 911: Trị giá phần lãi
Có TK 3368: Trị giá phần lãi.
– Định kỳ, kết chuyển kết quả kinh doanh (lỗ) lên đơn vị cấp trên, kế toán hạch toán:
Nợ TK 3368: Trị giá phần lỗ
Có TK 911: Trị giá phần lỗ.
Doanh thu, thu nhập và chi phí trong đơn vị hạch toán phụ thuộc ĐƯỢC phân cấp kế toán đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (TK 421).
Định kỳ đơn vị hạch toán trực thuộc kết chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cho đơn vị cấp trên, kế toán hạch toán:
– Hạch toán kết chuyển lãi:
Nợ TK 421: Trị giá phần lãi
Có TK 3368: Trị giá phần lãi.
– Hạch toán kết chuyển lỗ:
Nợ TK 3368: Trị giá phần lỗ
Có TK 421: Trị giá phần lỗ.
Kế toán Hà Nội đã hướng dẫn các bạn Cách hạch toán Phải trả nội bộ theo TT133. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Mời các bạn xem Cách hạch toán Phải trả nội bộ theo TT200
Nếu bạn đang là kế toán viên, muốn nâng cao trình độ hoặc muốn có CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ >>> Hãy tham khảo LỚP ÔN THI CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI. Lớp ôn thi của Chúng tôi sẽ giúp bạn CÓ ĐƯỢC CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ.
Nếu bạn mới vào nghề kế toán, chưa có nhiều kinh nghiệm >>> hãy tham khảo CÁC KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC TẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI. Khóa học của Chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao cả kiến thức và kinh nghiệm làm kế toán.