skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Cách tính tiền lương làm thêm giờ ngày nghỉ lễ tết

Cách tính tiền lương làm thêm giờ ngày nghỉ lễ tết theo quy định của Bộ Luật lao động mới nhất hiện nay. Tiền lương làm thêm giờ ngày nghỉ lễ tết có bị tính thuế TNCN không? Chứng từ thanh toán tiền lương làm thêm giờ.

  * Căn cứ pháp lý cách tính tiền lương làm thêm giờ ngày nghỉ lễ tết.

Cách tính tiền lương làm thêm giờ được quy định tại Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH. Đồng thời được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.

  * Hướng dẫn cách tính tiền lương làm thêm giờ đối với nhân viên hưởng lương THEO THỜI GIAN

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm

Trong đó:

 – Số giờ làm thêm: kế toán căn cứ vào bảng theo dõi số giờ làm thêm thực tế để lấy số liệu.

Kế toán Hà Nội xin gửi đến bạn Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ để bạn tham khảo:

Cách tính tiền lương làm thêm giờ ngày nghỉ lễ tết

 – Các mức 150%, 200%, 300% đối với cách tính tiền lương làm thêm giờ ngày lễ tết được xác định như thế nào?

Theo quy định tại điểm b,c,d Điều 6 Thông tư 23/2015/TT-BTC ta xác định như sau:

   + Đối với nhân viên làm thêm giờ vào ngày thường (các ngày trong tuần): thì áp dụng mức 150%.

   + Đối với nhân viên làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần (các ngày cuối tuần: như thứ 7, chủ nhật): thì áp dụng mức 200%.

   + Đối với nhân viên làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết có hưởng lương (Ví dụ: tết nguyên đán, ngày quốc tế lao động 1/5, ngày giải phóng Miền Nam 30/4 – các ngày lễ này người lao động được nghỉ và vẫn được hưởng lương): thì áp dụng mức 300%.

 – “Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường” trong cách tính tiền lương làm thêm giờ ngày nghỉ lễ.

Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường chúng ta sẽ căn cứ vào khoản 4, Điều 14 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH để xác định. Cụ thể như sau:

Nếu doanh nghiệp trả lương cho người lao động theo tháng. 

= Tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ/ số giờ thực tế làm việc trong tháng.

Trong đó: Giờ làm việc thực tế trong tháng không quá 208 giờ và không kể số giờ làm thêm.

 Nếu doanh nghiệp trả lương cho người lao động theo ngày hoặc theo tuần.

= Tiền lương thực trả của ngày hoặc tuần/số giờ thực tế làm việc trong ngày hoặc trong tuần.

Trong đó: 

  + Số giờ làm việc không quá 8 giờ/ngày và không kể số giờ làm thêm.

  + Tiền lương thực trả nàychưa tính tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm.

>> Lưu ý: Ngoài ra không tính vào tiền lương giờ thực trả các khoản tiền lương, phụ cấp, trợ cấp sau đây:

  • Không tính vào tiền lương giờ thực trả khoản tiền lương làm thêm giờ.
  • Không tính vào tiền lương giờ thực trả khoản tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm.
  • Không tính vào tiền lương giờ thực trả khoản tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
  • Không tính vào tiền lương giờ thực trả khoản tiền thưởng sáng kiến.
  • Không tính vào tiền lương giờ thực trả khoản các khoản phụ cấp mang tính chất phúc lợi như: Tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;  hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động...

Ví dụ:Tiền lương của Ông P thỏa thuận trong hợp đồng lao động với doanh nghiệp A LÀ 5.720.000 (đồng) tính cho 26 ngày công làm việc trong 1 tháng. Công việc của Ông P được tiến hành trong điều kiện làm việc bình thường.

Ta tính được: 

 – Tiền lương 1 ngày của ngày làm việc bình thường của Ông P là = 5.720.000/26 = 220.000 (đồng).

 – Tiền lương 1 giờ của ngày làm việc bình thường của Ông P là = 220.000/8 = 27.500 (đồng).

Trong tháng Ông P làm tăng ca vào các ngày trong tuần vào ban ngày. Số giờ làm thêm trên bảng chấm công thêm giờ là 20 giờ.

Vậy ta tính lương của Ông P nhận được như sau:

 – Tiền lương làm thêm 1 giờ Ông P nhận được vào ngày bình thường ít nhất được nhận là:

27.500 x 150% = 41.250 (đồng).

 – Tiền lương làm thêm giờ trong tháng của Ông P ít nhất được nhận là:

41.250 x 20 = 825.000 (đồng).

 > Trong tháng Ông P đi làm đủ 26 công.

 >> Như vậy, tiền lương Ông P nhận được bao gồm cả tiền làm thêm giờ trong tháng là:

5.720.000 đồng + 825.000 đồng = 6.545.000 (đồng).

Trên đây là cách tính tiền lương làm thêm giờ đối với lao động hưởng lương theo thời gian. Sau đây là cách tính tiền lương làm thêm giờ đối với lao động hưởng lương theo sản phẩm.

 * Cách tính tiền lương làm thêm giờ đối với nhân viên hưởng lương THEO SẢN PHẨM.

Cách tính tiền lương làm thêm giờ đối với lương sản phẩm như sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm

(Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH)

Trong đó:

  – Tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường được xác định theo như thỏa thuận giữ chủ doanh nghiệp và người lao động

  – Số sản phẩm làm thêm căn cứ trên bảng theo dõi số lượng sản phẩm hoàn thành.

  – Mức ít nhất 150%, 200%, 300% được xác định giống như cách tính tiền lương làm thêm giờ đối với lao động hưởng lương theo thời gian.

 * Thanh toán tiền lương làm thêm giờ.

Kế toán Hà Nội chia sẻ với bạn mẫu bảng thanh toán tiền lương làm thêm giờ như sau:

Cách tính tiền lương làm thêm giờ ngày nghỉ lễ tết

 * Tiền lương làm thêm giờ có bị tính thuế TNCN không?

Theo hướng dẫn tại Điều 2 “Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN” quy định:

“Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động…”

Như vậy:

– Tiền lương làm thêm giờ chênh lệch do chủ doanh nghiệp trả cao hơn so với  tiền lương của ngày làm việc bình thường sẽ không bị tính thuế TNCN.

– Phần thu nhập theo tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định thì vẫn tính vào thu nhập chịu thuế như bình thường.

Trên đây là hướng dẫn cách tính tiền lương làm giờ ngày nghỉ lễ tết theo quy định mới nhất hiện nay. Kế toán cần căn cứ vào quy định hướng dẫn cách tính như trên thì thực hiện đúng theo quy định.

 

Khóa học kế toán tổng hợp cho người đã biết kế toán.

Khóa học kế toán tổng hợp cho người đã biết kế toán.

Đối tác - khách hàng

[gs_logo]
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng