skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Cách xác định cá nhân cư trú và không cư trú

Hướng dẫn cách xác định cá nhân cư trú và không cư trú mới nhất.

Cách xác định cá nhân cư trú và không cư trú được xác định theo quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân. Căn cứ để để xác định tình trạng cư trú của 1 cá nhân là dựa theo số ngày có mặt tại Việt Nam hoặc điều kiện về nơi ở thỏa mãn cá nhân cư trú hay không cư trú.

 1. Căn cứ pháp lý để xác định cá nhân cư trú và không cư trú.

 – Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

 – Điều 2 Thông tư 119/2014/TT-BTC (Sửa đổi khổ 1,2,3,4 của Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC).

 2. Tại sao lại cần phải xác định 1 cá nhân là cư trú hay không cư trú.

Xét trong quy định về luật thuế TNCN thì cá nhân có thu nhập cần phải tính và nộp thuế thu nhập cá nhân. Bên cạnh đó, căn cứ tính thuế và kỳ tính thuế, cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú và không cư trú là khác nhau.

Ví dụ: Cá nhân cư trú sẽ tính nộp thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Trừ một số trường hợp khấu trừ tại nguồn 10% trên tổng thu nhập trước khi trả cho người lao động. Còn cá nhân không cư trú sẽ tính theo thuế suất toàn phần là 20% trên tổng thu nhập tính thuế.

Chính vì vậy mà người sử dụng lao động và cá nhân cần biết được mình thuộc đối tượng là cá nhân cư trú hay không cư trú.

 3. Cách xác định cá nhân cư trú và không cư trú theo quy định mới nhất.

Tiêu chí để xác định tình trạng cư trú của cá nhân là gì?

 Bạn xét đến 1 trong 2 điều kiện dưới đây.

  1. Số ngày có mặt tại Việt Nam.
  2. Có đáp ứng đủ điều kiện về nơi ở thường xuyên tại Việt Nam hay không?

Hướng dẫn cụ thể cách xác định cá nhân cư trú và không cư trú.

Cách xác định cá nhân cư trú và không cư trú

Hướng dẫn cách xác định cá nhân cư trú và không cư trú theo quy định mới nhất.

 * Cách xác định cá nhân cư trú.

Để thỏa mãn điều kiện là cá nhân cư trú thì phải đáp ứng một trong hai điều kiện dưới đây.

Điều kiện 1: Điều kiện về ngày có mặt tại Việt Nam.

 – Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch. (Chú ý: khi đó kỳ tính thuế đầu tiên sẽ tính theo năm dương lịch).

Hoăc:

 –  Trong vòng 12 tháng kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam cá nhân phải có mặt từ 183 ngày trở lên. (Chú ý: khi đó kỳ tính thuế đầu tiên được xác định theo 12 tháng liên tục).

Lưu ý khi xác định số ngày có mặt của cá nhân:

  • Ngày đến và ngày đi được tính là 1 ngày.
  • Nếu cá nhân nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng 1 ngày thì được tính là 1 ngày cư trú.

Cách xác định cá nhân cư trú và không cư trú mới nhất

Điều kiện 2: Cá nhân phải có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam.

Về điều kiện về nơi ở của cá nhân tại Việt Nam theo một trong 2 trường hợp sau.

 – Thứ nhất: cá nhân phải có nơi ở thường xuyên theo luật cư trú. 

  • Đối với người Việt Nam, nơi ở thường xuyên là nơi sinh sống thường xuyên và không có thời hạn và đã đăng ký thường trú.
  • Đối với người nước ngoài, nơi ở thường xuyên là nơi ghi trong thẻ thường trú hoặc tạm trú khi đăng ký cấp thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp.

 – Thứ hai: Có nhà thuê ở với thời hạn các hơp đồng từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.

LƯU Ý:

  • Thời hạn 183 ngày trở lên được tính là tổng số ngày thuê của các hợp đồng thuê (kể cả trường hợp thuê nhiều nơi).
  • Nhà thuê ở bao gồm: khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,… do cá nhân tự thuê hoặc người sử dụng thuê hộ.

 * Cách xác định cá nhân không cá trú.

Cá nhân được gọi là không cư trú khi không thỏa mãn là cá nhân cư trú như trên.

Trên đây Kế toán Hà Nội vừa chia sẻ với các bạn cách xác nhận cá nhân cư trú và không cư trú theo quy định mới nhất hiện nay. Các bạn cần nắm chắc để có căn cứ và cách tính thuế thu nhập cá nhân chính xác.

Các bạn xem thêm:

>> Hướng dẫn cách tính thuế TNCN từ tiền lương chi tiết và đầy đủ.

 >> Các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN.

 

 

 

Đối tác - khách hàng

[gs_logo]
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng