skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 133

Tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 133 xác định như thế nào? Xác định đúng tỷ giá giao dịch thực tế sẽ hạch toán đúng theo chế độ kế toán cũng như luật thuế. Trong bài viết này Kế Toán Hà Nội xin được trình bày các nội dung sau: Tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 133 là gì? Cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 133 khi mua bán ngoại tệ; Xác định tỷ giá giao dịch thực tế đối với các tài khoản cụ thể.

Muốn nắm bắt được các thông tin liên quan đến Tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 133. Chúng ta căn cứ vào mục 1, tiểu mục 1.4, khoản 1.4.1, Điều 52 Thông tư 133/2016/TT-­BTC. Theo đó, ta đi xác định tỷ giá giáo dịch thực tế trong các trường hợp cụ thể như sau:

Cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 133

Cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 133.

Theo thông tư 133, tỷ giá giao dịch thực tế dùng để ghi sổ kế toán được xác định trong 2 trường hợp cụ thể như sau:

Cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 133Trường hợp 1: Trong hợp đồng mua bán ngoại tệ CÓ quy định cụ thể về tỷ giá thanh toán:

Đối với trường hợp này  >>> Thì tỷ giá giao dịch thực tế tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.

Cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 133Trường hợp 2: Trong hợp đồng mua bán ngoại tệ KHÔNG quy định cụ thể về tỷ giá thanh toán:

Đối với trường hợp này  >>>  thì DN sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch để ghi sổ kế toán.

Khi sử dụng tỷ giá thực tế là tỷ giá xấp xỉ  >>> cần phải lưu ý rằng Tỷ giá xấp xỉ  phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1% so với tỷ giá chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (ngân hàng này do doanh nghiệp tự lựa chọn).

Trong đó Tỷ giá chuyển khoản trung bình có thể được xác định hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại.

Cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 133 Vậy DN được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tỷ giá xấp xỉ để ghi sổ kế toán đối với những tài khoản cụ thể nào? và áp dụng ra sao?

Theo mục 1, tiểu mục 1.4, khoản 1.4.1, điểm a, Điều 52 Thông tư 133  >>> thì DN được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tếtỷ giá xấp xỉ để ghi sổ kế toán đối với:

  • Bên Nợ các TK tiền (TK 111, 112)
  • Bên Nợ các TK phải thu (trừ trường hợp nhận ứng trước của khách hàng bằng ngoại tệ thì bên Nợ tài khoản 131 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền nhận ứng trước),
  • Bên Nợ các TK phải trả (khi ứng trước tiền cho người bán);
  • Bên các TK phải trả (trừ trường hợp ứng trước cho người bán bằng ngoại tệ thì bên Có tài khoản 331 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã ứng trước);
  • Bên các TK phải thu (khi nhận trước tiền của khách hàng);
  • Tài khoản loại vốn chủ sở hữu;
  • Các tài khoản phản ánh doanh thu, thu nhập khác;

Riêng trường hợp bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc thu nhập phát sinh có nhận trước tiền của người mua thì doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền nhận trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước. Phần doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu, thu nhập.

  • Các tài khoản phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác;

Riêng trường hợp phân bổ khoản chi phí trả trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ thì chi phí được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phân bổ vào chi phí).

  • Các tài khoản phản ánh tài sản;

Riêng trường hợp mua tài sản có ứng trước tiền cho người bán thì giá trị tài sản tương ứng với số tiền ứng trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, giá trị tài sản tương ứng với số tiền còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận tài sản.

Khi sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế tỷ giá xấp xỉ nêu trên của DN phải đảm bảo không làm ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ kế toán.

Theo mục 1, tiểu mục 1.4, khoản 1.4.1, điểm b, Điều 52 Thông tư 133  >>> thì DN được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ  để ghi sổ kế toán đối với:

  • Bêncác TK tiền,
  • Bên các TK phải thu,
  • Bên Nợ các TK phải trả.

Và nếu DN sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên Có các tài khoản tiền, bên Có các tài khoản nợ phải thu, bên Nợ các tài khoản phải trả bằng ngoại tệ, mà tại thời điểm cuối kỳ kế toán:

  • Nếu các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không còn số dư nguyên tệ >>> thì DN phải kết chuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính của kỳ báo cáo.
  • Nếu các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ còn số dư nguyên tệ >> thì DN phải đánh giá lại ngoại tệ cuối kỳ và toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên Có TK 413) được kết chuyển vào chi phí tài chính (nếu lỗ) hoặc doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.Tỷ giá để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn) tại thời điểm lập Báo cáo tài chính ( theo điều 52, mục 1, tiểu mục 1.4, khoản 1.4.1, điểm b, thông tư 133/2016/TT­BTC).

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 133 trong các trường hợp cụ thể. Để hiểu rõ hơn về tỷ giá hối đoái theo thông tư 133. Mời bạn xem thêm:

Cách xác định tỷ giá ghi sổ theo thông tư 133. 

Cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế theo thông tư 200.

Cách xác định tỷ giá ghi sổ theo thông tư 200.

Đối tác - khách hàng

[gs_logo]
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng