Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định, hướng dẫn tại Thông tư 195/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015, Nghị định 14/2009/NĐ-CP
Trước khi đến với các đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chúng ta nên cùng tìm hiểu xem các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Đặc điểm của các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo quy định tại Luật số 27/2008/QH12, Luật số 70/2014/QH13, Nghị định 108/2015/NĐ-CP.
Đặc điểm của các đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
+ Việc sử dụng các hàng hóa này chưa thực sự cần thiết cho xã hội. Sử dụng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biêt có thể gây tác động xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Hoặc có thể gây những tác động tiêu cực đến thuần phong mỹ tục. Mặt khác còn gây lãng phí cho xã hội.
+ Các hàng hóa, dịch vụ này sẽ chịu sự kiểm soát chặt chẽ từ sự quản lý của Nhà nước.
Cụ thể các đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định mới nhất hiện nay. Các bạn click để xem chi tiết:
Trên đây là các đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Các hàng hóa này không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong các trường hợp sau đây.
Các đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định mới nhất hiện nay.
Căn cứ pháp lý: Điều 3 Thông tư 195/2015/TT-BTC.
Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, bao gồm:
I. Hàng hóa của cơ sở sản xuất hoặc gia công thuộc Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Khi:
Thứ nhất: Khi trực tiếp xuất khẩu. Bao gồm cả hàng hóa bán, gia công cho doanh nghiệp chế xuất (Trừ ô tô dưới 24 chỗ ngồi).
Thứ hai: Khi bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu.
Hồ sơ cần có:
– Hợp đồng bán hàng hóa (hoặc hợp đồng gia công) cho phía nước ngoài.
– Hóa đơn.
– Tờ khai xuất khẩu
– Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Nếu thanh toán chậm thì hai bên phải thỏa thuận, ghi rõ điều này trong hợp đồng. Khi đến thời hạn thanh toán thì phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
– Biên bản thanh lý (thanh lý toàn bộ hoặc từng phần) hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng uỷ thác xuất khẩu. Gồm các nội dung sau.
+ Tên, số lượng, chủng loại, mặt hàng, giá bán của hàng hoá đã thực tế xuất khẩu.
+ Hình thức thanh toán.
+ Số tiền và số, ngày chứng từ thanh toán hàng hoá xuất khẩu qua ngân hàng của người mua nước ngoài cho cơ sở xuất khẩu.
+ Số tiền và số, ngày của chứng từ thanh toán giữa cơ sở sản xuất với cơ sở xuất khẩu hoặc cơ sở nhận uỷ thác xuất khẩu.
+ Số, ngày của hợp đồng xuất khẩu, bản sao tờ khai Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.
2. Hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu trong thời hạn chưa phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Thì khi tái nhập khẩu không phải nộp thuế TTĐB. Chỉ phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt khi cơ sở sản xuất bán hàng hoá này.
LƯU Ý: Nếu hàng hoá cơ sở xuất khẩu mua, nhận uỷ thác xuất khẩu để xuất khẩu. NHƯNG KHÔNG XUẤT KHẨU mà TIÊU THỤ TRONG NƯỚC. Thì cơ sở kinh doanh xuất khẩu phải kê khai, nộp thuế TTĐB đối với các hàng hoá này khi tiêu thụ (bán) trong nước.
3. Hàng hoá mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm ở nước ngoài.
II. Các đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là hàng nhập khẩu.
Trong các trường hợp sau, hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:
– Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng, quà biếu
– Hàng hóa quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu.
– Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, nếu tái xuất khẩu trong thời hạn không phải nộp thuế nhập khẩu thì không phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái xuất khẩu.
– Hàng hóa tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu, nếu tái nhập khẩu trong thời hạn không phải nộp thuế xuất khẩu. Thì không phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái nhập khẩu.
– Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu.
– Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao.
– Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế nhập khẩu của cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam.
– Hàng nhập khẩu để bán miễn thuế tại các cửa hàng bán hàng miễn thuế.
– Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ hai loại hàng hóa sau: hàng hóa được đưa vào khu được áp dụng quy chế khu phi thuế quan có dân cư sinh sống, không có hàng rào cứng và xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.
– Theo quy định mới tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 14/2019/TT-BTC, có hiệu lực từ ngày 20/03/2019. Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với tàu bay, du thuyền được quy định như sau:
Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là tàu bay, du thuyền gồm tàu bay, du thuyển:
+ Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch.
+ Tàu bay sử dụng cho mục đích: phun thuốc trừ sâu, chữa cháy, quay phim, chụp ảnh, đo đạc bản đồ.
+ Tàu bay sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng.
– Hàng hóa là xe ô tô dùng để làm xe cứu thương, xe chở phạm nhân, xe tang lễ; xe kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện; xe bọc thép phóng thang; xe truyền hình lưu động; xe thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên.
– xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành, không tham gia giao thông.
– Điều hoà nhiệt độ có công suất từ 90.000 BTU trở xuống sản xuất chỉ để lắp trên các phương tiện vận tải. Bao gồm: xe ô tô, toa xe lửa, tàu, thuyền, tàu bay.
Trên đây là các đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định mới nhất hiện nay. Các bạn tham khảo thêm các văn bản pháp lý mới nhất quy định, hướng dẫn về thuế tiêu thụ đặc biệt.
Các bạn xem thêm.
>> Đặc điểm, vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt.
>> Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
>> Quy định về khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt.