Hạch toán các khoản tạm ứng theo thông tư 200 và thông tư 133.
Hạch toán các khoản tạm ứng theo thông tư 200 và thông tư 133. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, thường phát sinh các khoản tạm ứng và thanh toán các khoản tạm ứng. Vậy khi phát sinh các khoản tạm ứng kế toán phải hạch toán như thế nào? Mời Bạn đọc theo dõi bài viết hướng dẫn cách hạch toán các khoản tạm ứng theo thông tư 200 và thông tư 133 của Kế Toán Hà Nội. Và ví vụ chi tiết về cách hạch toán các khoản tạm ứng theo thông tư 200 và thông tư 133 để các bạn hiểu rõ hơn.
Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán các khoản tạm ứng phát và thanh toán các khoản tạm ứng >>> Theo thông tư 200 và thông tư 133 Kế toán phải sử dụng Tài khoản 141 – Tạm ứng.
Tài khoản 141 “Tạm ứng” là Tài khoản dùng để phản ánh các khoản tạm ứng của doanh nghiệp cho người lao động trong đơn vị và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng đó.
Để hiểu rõ hơn về Cách Hạch toán các khoản tạm ứng, mời các bạn tìm hiểu ” NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CỦA TÀI KHOẢN 141 – TẠM ỨNG“.
Hạch toán các khoản tạm ứng theo thông tư 200 và thông tư 133.
Hạch toán khi Doanh nghiệp chi tạm ứng cho người lao động:
- Chi tạm ứng cho người lao động bằng tiền, kế toán ghi:
Nợ TK 141 (chi tiết người tạm ứng): Trị giá khoản tạm ứng
Có các TK 111, 112: Trị giá khoản tạm ứng.
- Chi tạm ứng cho người lao động bằng hàng hóa, nguyên vật liệu,… kế toán ghi:
Nợ TK 141 (chi tiết người tạm ứng): Trị giá khoản tạm ứng
Có các TK 156, 152, …: Trị giá khoản tạm ứng.
Người lao động nhận tạm ứng lập Bảng thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ gốc đã được ký duyệt để quyết toán khoản tạm ứng khi thực hiện xong công việc được giao, kế toán ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156, 241, 331, 621, 623, 627, 642, …: Trị giá khoản tạm ứng
Có TK 141 (chi tiết người tạm ứng): Trị giá khoản tạm ứng.
Nhập lại quỹ, nhập lại kho các khoản tạm ứng chi (hoặc sử dụng) không hết, kế toán ghi:
Nợ TK 111: Trị giá tiền tạm ứng chi không hết
Nợ TK 152: Trị giá nguyên liệu, vật liệu tạm ứng sử dụng không hết
Có TK 141: Trị giá khoản tạm ứng.
Doanh nghiệp trừ vào lương của người nhận tạm ứng các khoản tạm ứng chi (hoặc sử dụng) không hết, kế toán ghi:
Nợ TK 334: Trị giá tiền tạm ứng chi không hết trừ vào lương người nhận
Có TK 141 (chi tiết người tạm ứng): Trị giá khoản tạm ứng.
Kế toán lập phiếu chi để thanh toán thêm cho người nhận tạm ứng khi thực chi đã được duyệt lớn hơn số đã nhận tạm ứng, kế toán ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156, 241, 331, 621, 623, 627, …: Trị giá tạm ứng thanh toán thêm
Có TK 111: Trị giá tạm ứng thanh toán thêm.
Ví dụ Hạch toán các khoản tạm ứng theo thông tư 200 và thông tư 133.
Tại công ty Đại Phát có số liệu liên quan đến tạm ứng như sau:
– Ngày 2/5/19 chi tiền mặt tạm ứng cho Nguyên Công Toàn số tiền 2.000.000 đ.
– Ngày 31/5/19 thanh toán tiền tạm bằng cách khấu trừ vào tiền lương T5/19 số tiền 1.500.000 đ, thu lại tiền tạm ứng còn lại là 500.000 đ.
Với số liệu trên thì kế toán công ty Đại Phát hạch toán các khoản tạm ứng như sau:
– Ngày 2/5/19 chi tạm ứng, hạch toán:
Nợ TK 141 (Nguyên Công Toàn): 2.000.000 đ.
Có TK 111: 2.000.000 đ.
– Ngày 31/5/19 thanh toán tạm ứng, hạch toán:
Nợ TK 334: 1.500.000 đ
Nợ TK 111: 500.000 đ
Có TK 141 (Nguyên Công Toàn): 2.000.000 đ
Trên đây, KẾ TOÁN HÀ NỘI đã hướng dẫn các bạn cách Hạch toán các khoản tạm ứng; Ví dụ Hạch toán các khoản tạm ứng.
Nếu bạn đang là kế toán viên, muốn nâng cao trình độ hoặc muốn có CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ>>> Hãy tham khảo LỚP ÔN THI CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI.Lớp ôn thi của Chúng tôi sẽ giúp bạn CÓ ĐƯỢC CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ.
Nếu bạn mới vào nghề kế toán, chưa có nhiều kinh nghiệm >>> hãy tham khảo CÁC KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC TẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI. Khóa học của Chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao cả kiến thức và kinh nghiệm làm kế toán.