Hạch toán Chi phí khác theo TT 133 và TT 200
Hạch toán Chi phí khác theo TT 133 và TT 200. Trong DN, các khoản được gọi là chi phí khác có thể là: Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ; Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng, vi phạm hành chính; Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ; ….Vậy cách hạch toán Chi phí khác như thế nào?
Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn Hạch toán Chi phí khác theo TT 133 và TT 200; Ví dụ Hạch toán Chi phí khác theo TT 133 và TT 200.
Mời các bạn theo dõi bài viết.
Tài khoản sử dụng.
Để Hạch toán Chi phí khác theo TT 133 và TT 200, chúng ta sử dụng TK 811.
Tài khoản 811 – Chi phí khác: Là TK phản ánh các khoản chi phí phát sinh bởi các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của Doanh nghiệp.
Hạch toán Chi phí khác theo TT 133 và TT 200.
Trong thực tế, Doanh nghiệp phát sinh các khoản chi phí khác bởi các hoạt động như: Nhượng bán, thanh lý TSCĐ; Phá dỡ TSCĐ; Chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp; …. Kế toán hạch toán các chi phí phát sinh bởi các hoạt động đó như sau:
Hạch toán Chi phí khác trường hợp Nhượng bán, thanh lý TSCĐ.
Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ, kế toán hạch toán các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu như sau:
– Phát sinh khoản thu nhập khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ, hạch toán:
Nợ các TK 111, 112, 131, …: Tổng trị giá phải thu
Có TK 711: Trị giá khoản thu nhập khác
Có TK 33311: Tiền thuế GTGT phải nộp (nếu có).
– Kế toán hạch toán giảm TSCĐ dùng vào SXKD đã nhượng bán, thanh lý:
Nợ TK 2141: Trị giá hao mòn TSCĐ hữu hình
Nợ TK 2143: Trị giá hao mòn TSCĐ vô hình
Nợ TK 811: Giá trị còn lại của TSCĐ
Có TK 2111: Nguyên giá TSCĐ hữu hình (Theo TT 133)
Có TK 2113: Nguyên giá TSCĐ vô hình (Theo TT 133)
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình (Theo TT 200)
Có TK 213: Nguyên giá TSCĐ vô hình (Theo TT 200).
– Kế toán ghi nhận các chi phí phát sinh cho hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ, hạch toán:
Nợ TK 811: Chi phí phát sinh cho hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ
Nợ TK 1331: Tiền thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 141, …: Tổng trị giá phải trả.
– Kế toán ghi nhận khoản thu từ bán hồ sơ thầu liên quan đến hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, hạch toán:
Nợ các TK 111, 112, 138, …: Trị giá các khoản thu
Có TK 811: Trị giá các khoản thu.
Hạch toán Chi phí khác trường hợp Phá dỡ TSCĐ.
Khi phá dỡ TSCĐ, phát sinh các khoản chi phí khác, kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 2141: Trị giá hao mòn TSCĐ hữu hình
Nợ TK 2143: Trị giá hao mòn TSCĐ vô hình
Nợ TK 811: Giá trị còn lại của TSCĐ
Có TK 2111: Nguyên giá TSCĐ hữu hình (Theo TT 133)
Có TK 2113: Nguyên giá TSCĐ vô hình (Theo TT 133)
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình (Theo TT 200)
Có TK 213: Nguyên giá TSCĐ vô hình (Theo TT 200).
Hạch toán Chi phí khác trường hợp Chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp.
Khi DN tiến hành chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp (trừ trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần). Nếu được phép tiến hành xác định lại giá trị doanh nghiệp tại thời điểm chuyển đổi, đối với các tài sản được đánh giá giảm, hạch toán:
Nợ TK 811: Chi phí khác
Có các TK liên quan.
Hạch toán Chi phí khác trường hợp Bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt vi phạm hành chính.
Khi DN vi phạm hợp đồng kinh tế hay vi phạm hành chính, số tiền nộp phạt hạch toán như sau:
Nợ TK 811: Trị giá khoản tiền nộp phạt
Có các TK 111, 112: Trị giá khoản phải trả
Có TK 3339: Tiền thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Có TK 338: Phải trả, phải nộp khác.
Hạch toán Chi phí khác khi Kết chuyển toàn bộ chi phí khác phát sinh trong kỳ.
Cuối kỳ kế toán, tiến hành kết chuyển chi phí khác phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh, hạch toán:
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 811: Chi phí khác.
Trên đây, Kế toán Hà Nội đã hướng dẫn các bạn cách Hạch toán Chi phí khác theo TT 133 và TT 200. Sau đây, mời các bạn xem ví dụ Hạch toán Chi phí khác theo TT 133 và TT 200 để hiểu rõ hơn.
Ví dụ Hạch toán Chi phí khác theo TT 133 và TT 200.
Có số liệu sau đây:
Ngày 20/05/2019, công ty Thành Phát nhượng bán một ô tô tải cho công ty Lam Phong, cụ thể:
– Trị giá nhượng bán chưa thuế là 550.000.000 VNĐ, thuế GTGT 10%.
– Nguyên giá là 800.000.000 VNĐ.
– Trị giá hao mòn là 250.000.000 VNĐ.
– Công ty Lam Phong chưa thanh toán tiền cho công ty Thành Phát.
Với số liệu trên, Kế toán công ty Thành Phát hạch toán như sau:
– Phát sinh khoản thu nhập khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ, hạch toán:
Nợ TK 131 (Công ty Lam Phong): 605.000.000 VNĐ
Có TK 711: 550.000.000 VNĐ
Có TK 33311: 55.000.000 VNĐ.
– Kế toán hạch toán giảm TSCĐ dùng vào SXKD đã nhượng bán, thanh lý:
Nợ TK 2141: 250.000.000 VNĐ
Nợ TK 811: 550.000.000 VNĐ
Có TK 211: 800.000.000 VNĐ.
Kế toán Hà Nội đã hướng dẫn các bạn cách Hạch toán Chi phí khác theo TT 133 và TT 200; Ví dụ Hạch toán Chi phí khác theo TT 133 và TT 200. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.