skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Hạch toán điều chỉnh tăng giảm thuế GTGT, doanh thu do sai sót

Hạch toán điều chỉnh tăng giảm thuế GTGT, doanh thu do sai sót. Trên thực tế, khi phát hiện ra sai sót trên hóa đơn, ảnh hưởng đến doanh thu, thuế GTGT, … kế toán sẽ hạch toán như thế nào? Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn cách Hạch toán điều chỉnh tăng giảm thuế GTGT, doanh thu do sai sót; Ví dụ minh họa Hạch toán điều chỉnh tăng giảm thuế GTGT, doanh thu do sai sót.

Hạch toán điều chỉnh tăng giảm thuế GTGT, doanh thu do sai sót

Mời các bạn theo dõi bài viết.

Hạch toán điều chỉnh tăng giảm thuế GTGT, doanh thu do sai sótHạch toán điều chỉnh tăng giảm thuế GTGT, doanh thu do sai sót.

Khi kế toán phát hiện sai sót trong hóa đơn về đơn giá, số lượng, thành tiền, tiền thuế, …>>> Tiến hành lập Biên bản điều chỉnh hóa đơn >>> Xuất đơn điều chỉnh.

Căn cứ vào Hóa đơn điều chỉnh, kế toán tiến hành hạch toán theo 2 trường hợp: Trường hợp Hạch toán điều chỉnh tăng thuế GTGT, doanh thu; Trường hợp Hạch toán điều chỉnh giảm thuế GTGT, doanh thu. Cụ thể như sau:

Hạch toán điều chỉnh tăng giảm thuế GTGT, doanh thu do sai sótTrường hợp Hạch toán điều chỉnh TĂNG thuế GTGT, doanh thu.

Hướng dẫn Hạch toán hóa đơn điều chỉnh tăng thuế GTGT đối với bên bán hàng và bên mua hàng. Cụ thể hạch toán từng đối tượng như sau:

 Hạch toán hóa đơn điều chỉnh tăng thuế GTGT, doanh thu đối với bên bán.

Kế toán điều chỉnh tăng thuế GTGT, doanh thu, hạch toán:

Nợ các TK 111, 112, 131: Trị giá phải thu tăng 

Có TK 511: Trị giá doanh thu tăng

Có TK 33311: Tiền thuế GTGT tăng.

 Hạch toán hóa đơn điều chỉnh tăng thuế GTGT, doanh thu đối với bên mua.

Căn cứ vào tình hình hàng hóa mua về mà kế toán hạch toán theo các trường hợp như: Trường hợp hàng mua còn tồn trong kho; Trường hợp hàng mua đã bán; Trường hợp hàng mua đã đưa vào SXKD, bộ phận quản lý. Cụ thể:

 Trường hợp hàng mua còn tồn trong kho.

Kế toán ghi tăng giá trị hàng hóa khi hàng mua về còn tồn trong kho, hạch toán:

Nợ TK 156: Trị giá hàng hóa tăng

Nợ TK 1331: Tiền thuế GTGT tăng

Có các TK 331, 111, 112: Trị giá phải trả người bán tăng.

 Trường hợp hàng mua đã bán.

Kế toán ghi tăng Giá vốn hàng bán, hạch toán:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán tăng

Nợ TK 1331: Tiền thuế GTGT tăng

Có các TK 331, 111, 112: Trị giá phải trả người bán tăng.

 Trường hợp hàng mua đã đưa vào SXKD, bộ phận quản lý.

Kế toán ghi tăng chi phí khi số hàng mua đã đưa vào sản xuất kinh doanh, bộ phận quản lý, hạch toán:

Nợ TK 154: Trị giá hàng hóa được đưa vào SXKD tăng

Nợ TK 642: Trị giá hàng hóa được đưa vào bộ phận quản lý tăng

Nợ TK 1331: Tiền thuế GTGT tăng

Có các TK 331, 111, 112: Trị giá phải trả người bán tăng.

Hạch toán điều chỉnh tăng giảm thuế GTGT, doanh thu do sai sótTrường hợp Hạch toán điều chỉnh GIẢM thuế GTGT, doanh thu.

Hướng dẫn Hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm thuế GTGT đối với bên bán hàng và bên mua hàng. Cụ thể hạch toán từng đối tượng như sau:

 Hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm thuế GTGT, doanh thu đối với bên bán.

Kế toán điều chỉnh giảm thuế GTGT, doanh thu đối với bên bán, hạch toán:

Nợ TK 511: Trị gía doanh thu bán hàng giảm

Nợ TK 33311: Tiền thuế GTGT giảm

Có các TK 111, 112, 131: Trị giá phải thu giảm.

 Hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm thuế GTGT, doanh thu đối với bên mua.

Căn cứ vào tình hình hàng hóa mua về mà kế toán hạch toán theo các trường hợp như: Trường hợp hàng mua còn tồn trong kho; Trường hợp hàng mua đã bán; Trường hợp hàng mua đã đưa vào SXKD, bộ phận quản lý. Cụ thể:

 Trường hợp hàng mua còn tồn trong kho.

Kế toán ghi giảm giá trị hàng hóa khi hàng còn tồn trong kho, hạch toán:

Nợ các TK 111, 112, 331: Trị giá phải trả người bán giảm

Có TK 156: Trị giá hàng hóa giảm

Có TK 1331: Tiền thuế GTGT giảm.

 Trường hợp hàng mua đã bán.

Kế toán ghi giảm Giá vốn hàng bán, hạch toán:

Nợ các TK 111, 112, 331: Trị giá phải trả người bán giảm

Có TK 632: Giá vốn hàng bán giảm

Có TK 1331: Tiền thuế GTGT giảm.

 Trường hợp hàng mua đã đưa vào SXKD, bộ phận quản lý.

Kế toán ghi giảm chi phí khi số hàng mua đã đưa vào sản xuất kinh doanh, bộ phận quản lý, hạch toán:

Nợ các TK 111, 112, 331: Trị giá phải trả người bán giảm

Có TK 154: Trị giá hàng hóa được đưa vào SXKD giảm

Có TK 642: Trị giá hàng hóa được đưa vào bộ phận quản lý giảm

Có TK 1331: Tiền thuế GTGT giảm.

Các bạn vừa tìm hiểu Hạch toán điều chỉnh tăng giảm thuế GTGT, doanh thu do sai sót. Sau đây mời các bạn theo dõi Ví dụ Hạch toán điều chỉnh tăng giảm thuế GTGT, doanh thu do sai sót để hiểu rõ hơn.

Hạch toán điều chỉnh tăng giảm thuế GTGT, doanh thu do sai sótVí dụ Hạch toán điều chỉnh tăng giảm thuế GTGT, doanh thu do sai sót.

Có số liệu như sau:

Ngày 20/05/2019, công ty Mai Linh xuất kho bán 70 tấn xi măng PCB30 cho công ty Duy Bảo theo hoá đơn GTGT số 0000160. Cụ thể:

STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6 = 4 x 5
1 Xi măng PCB30 Tấn 70 900.000 63.000.000
Cộng tiền hàng: 63.000.000
Thuế suất GTGT: 10%, Tiền thuế GTGT: 6.300.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 69.300.000
Số tiền viết bằng chữ: Sáu mươi chín triệu, ba trăm nghìn đồng

Ngày 22/05/2019, công ty Mai Linh phát hiện kế toán viết sai hóa đơn, cụ thể:

  • Viết sai đơn giá: Đơn giá đúng là 950.000 VNĐ/tấn.

>> Tiến hành lập Biên bản điều chỉnh hóa đơn >>> Xuất đơn điều chỉnh.

STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6 = 4 x 5
1 Điều chỉnh tăng đơn giá, thành tiền, tiền thuế GTGT của Xi măng PCB30 đã ghi tại hóa đơn số 0000160, ngày 20/05/2019  Tấn 70 50.000 3.500.000
Cộng tiền hàng: 3.500.000
Thuế suất GTGT: 10%, Tiền thuế GTGT: 350.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 3.850.000
Số tiền viết bằng chữ: Ba triệu, tám trăm năm mươi nghìn đồng

>>> Với số liệu trên, kế toán công ty Mai Linh hạch toán điều chỉnh tăng doanh thu, thuế GTGT như sau:

– Hạch toán tăng Doanh thu và thuế GTGT phải nộp:

Nợ các TK 131 (công ty Duy Bảo): 3.850.000 VNĐ

Có TK 511: 3.500.000 VNĐ

Có TK 33311: 350.000 VNĐ.

Kế toán Hà Nội đã hướng dẫn các bạn Hạch toán điều chỉnh tăng giảm thuế GTGT, doanh thu do sai sót; Ví dụ Hạch toán điều chỉnh tăng giảm thuế GTGT, doanh thu do sai sót.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

 Bạn có thể xem bài viết CÁCH HẠCH TOÁN CHIẾT KHẤU THƯƠNG MẠI của Kế toán Hà Nội.

Nếu bạn đang là kế toán viên, muốn nâng cao trình độ hoặc muốn có CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ >>> Hãy tham khảo LỚP ÔN THI CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI. Lớp ôn thi của Chúng tôi sẽ giúp bạn CÓ ĐƯỢC CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ.

Nếu bạn mới vào nghề kế toán, chưa có nhiều kinh nghiệm >>> hãy tham khảo CÁC KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC TẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI. Khóa học của Chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao cả kiến thức và kinh nghiệm làm kế toán.

Khóa học kế toán tổng hợp cho người đã biết kế toán.

 

 

 

 

 

Đối tác - khách hàng

[gs_logo]
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng