Hạch toán khoản nợ phải thu khó đòi theo TT 133 và TT 200
Hạch toán khoản nợ phải thu khó đòi theo TT 133 và TT 200. Như chúng ta đã biết, khoản nợ phải thu khó đòi là số tiền khách hàng nợ Doanh nghiệp, nhưng không có khả năng thanh toán. Những khoản nợ phải thu khó đòi này được khấu trừ vào lợi nhuận của công ty và coi là một khoản chi phí kinh doanh.
Sau đây, Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn Cách hạch toán khoản nợ phải thu khó đòi theo TT 133 và TT 200.
Cách hạch toán khoản nợ phải thu khó đòi theo TT 133 và TT 200.
Thực tế, DN phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ. Kế toán tiến hành trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi vào chi phí quản lý kinh doanh của năm báo cáo để đề phòng hạn chế tổn thất về các khoản nợ phải thu khó đòi.
Hạch toán khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định số dự phòng phải thu khó đòi.
Khi lập BCTC, DN căn cứ vào các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, kế toán tính toán, xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần phải trích lập. Dựa vào số dự phòng phải thu khó đòi cần phải trích lập năm nay và số dự phòng đã trích lập ở cuối niên độ kế toán trước. Kế toán phải hạch toán theo 2 trường hợp:
Trường hợp số dự phòng phải thu khó đòi cần phải trích lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã trích lập ở cuối niên độ kế toán trước chưa sử dụng hết.
Kế toán tiến hành trích lập thêm số chênh lệch, hạch toán:
Nợ TK 642: Trị giá số chênh lệch dự phòng phải thu khó đòi bổ sung thêm
Có TK 2293: Trị giá số chênh lệch dự phòng phải thu khó đòi bổ sung thêm.
Trường hợp số dự phòng phải thu khó đòi cần phải trích lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập ở cuối niên độ kế toán trước chưa sử dụng hết.
Kế toán tiến hành hoàn nhập phần chênh lệch, hạch toán:
Nợ TK 2293: Trị giá số chênh lệch dự phòng phải thu khó đòi hoàn nhập
Có TK 642: Trị giá số chênh lệch dự phòng phải thu khó đòi hoàn nhập.
Hạch toán khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không thể thu hồi được.
Khi khoản nợ phải thu khó đòi được xác định là không thể thu hồi được. Kế toán tiến hành việc xoá nợ theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ, hạch toán:
Nợ các TK 111, 112, 331, 334, …: Trị giá khoản tổ chức cá nhân phải bồi thường
Nợ TK 2293: Trị giá khoản dự phòng phải thu khó đòi
Nợ TK 642: Trị giá khoản chi phí quản lý doanh nghiệp chưa lập dự phòng
Có các TK 131, 138, 128, …
Trường hợp những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ.
Kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, hạch toán:
Nợ các TK 111, 112, …: Trị giá khoản nợ phải thu hồi
Có TK 711: Trị giá khoản nợ phải thu hồi.
Hạch toán khoản nợ phải thu khó đòi đối với các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thoả thuận.
Kế toán hạch toán theo 2 trường hợp: Trường hợp chưa lập dự phòng phải thu khó đòi đối với khoản phải thu quá hạn; Trường hợp đã lập dự phòng phải thu khó đòi đối với khoản phải thu quá hạn nhưng số đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ. Cụ thể:
Trường hợp chưa lập dự phòng phải thu khó đòi đối với khoản phải thu quá hạn.
Kế toán hạch toán:
Nợ các TK 111, 112: Giá bán thỏa thuận
Nợ TK 642: Trị giá khoản tổn thất từ việc bán nợ
Có các TK 131, 138, 128, …: Trị giá khoản phải thu.
Trường hợp đã lập dự phòng phải thu khó đòi đối với khoản phải thu quá hạn nhưng số đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ.
Kế toán hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nợ các TK 111, 112: Giá bán thỏa thuận
Nợ TK 2293: Trị giá khoản dự phòng phải thu khó đòi
Nợ TK 642: Trị giá khoản tổn thất từ việc bán nợ nhiều hơn số đã lập dự phòng
Có các TK 131, 138,128, …: Trị giá khoản phải thu.
Trên đây, các bạn vừa tìm hiểu Cách hạch toán khoản nợ phải thu khó đòi theo TT 133 và TT 200. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.