Hạch toán mua hàng nhập khẩu theo TT133, TT200
Hạch toán mua hàng nhập khẩu theo TT133, TT200. Nhập khẩu hàng hóa có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế hiện nay. Mua hàng nhập khẩu sẽ bổ xung kịp thời những hàng hoá còn thiếu mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đủ tiêu dùng để đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững. Vậy cách hạch toán nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu như thế nào?
Trong bài viết này, KẾ TOÁN HÀ NỘI sẽ hướng dẫn các bạn Hạch toán mua hàng nhập khẩu theo TT133, TT200; Ví dụ cụ thể về Hạch toán mua hàng nhập khẩu theo TT133, TT200.
Hiện nay các doanh nghiệp có thể mua hàng nhập khẩu theo 2 cách, đó là: Mua hàng nhập khẩu nhập kho và mua hàng nhập khẩu không qua kho. Kế toán Hạch toán mua hàng nhập khẩu theo từng trường hợp cụ thể như sau:
Trường hợp hạch toán Mua hàng nhập khẩu trường hợp nhập kho.
Tùy vào tình hình và đặc điểm cụ thể mà các DN có thể tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hoặc phương pháp trực tiếp. Kế toán hạch toán theo từng trường hợp cụ thể như sau:
Cách hạch toán Mua hàng nhập khẩu nhập kho đối với DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
– Khi nhập khẩu hàng hóa mua về nhập kho dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, kế toán hạch toán:
Nợ các TK 152, 156, 611,…: Trị giá mua hàng nhập khẩu đã có thuế nhập khẩu.
Có các TK 111, 112, 331: Trị giá mua hàng nhập khẩu chưa thuế.
Có TK 3333: Trị giá thuế nhập khẩu phải nộp.
– Đồng thời kế toán phản ánh thuế GTGT phải nộp được khấu trừ, hạch toán:
Nợ TK 133: Trị giá thuế GTGT hàng nhập khẩu.
Có TK 33312: Trị giá thuế GTGT hàng nhập khẩu.
Cách hạch toán Mua hàng nhập khẩu nhập kho đối với DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
– Khi nhập khẩu hàng hóa mua về nhập kho dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, kế toán hạch toán:
Nợ các TK 152, 156: Trị giá mua hàng nhập khẩu đã có thuế nhập khẩu và thuế GTGT.
Có các TK 111, 112, 331: Trị giá mua hàng nhập khẩu chưa thuế.
Có TK 3333: Trị giá thuế nhập khẩu phải nộp.
Có TK 33312: Trị giá thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp.
Trường hợp hạch toán Mua hàng nhập khẩu nhập không qua kho.
Khi Mua hàng nhập khẩu về (không qua kho) sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc chuyển thẳng cho khách hàng, tùy vào từng DN kế toán hạch toán theo 2 phương pháp sau:
Cách hạch toán Mua hàng nhập khẩu không qua kho đối với DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
– Khi nhập khẩu hàng hóa mua về sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc chuyển thẳng cho khách hàng (không qua kho), kế toán hạch toán:
Nợ các TK 154, 157, …: Trị giá mua hàng nhập khẩu đã có thuế nhập khẩu.
Có các TK 111, 112, 331: Trị giá mua hàng nhập khẩu chưa thuế.
Có TK 3333: Trị giá thuế nhập khẩu phải nộp.
– Đồng thời phản ánh thuế GTGT phải nộp được khấu trừ, kế toán hạch toán:
Nợ TK 133: Trị giá thuế GTGT hàng nhập khẩu.
Có TK 33312: Trị giá thuế GTGT hàng nhập khẩu.
Cách hạch toán Mua hàng nhập khẩu không qua kho đối với DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
– Khi nhập khẩu hàng hóa mua về sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc chuyển thẳng cho khách hàng (không qua kho), kế toán hạch toán:
Nợ các TK 154,157, …: Trị giá mua hàng nhập khẩu đã có thuế nhập khẩu và thuế GTGT.
Có các TK 111, 112, 331: Trị giá mua hàng nhập khẩu chưa thuế.
Có TK 3333: Trị giá thuế nhập khẩu phải nộp.
Có TK 33312: Trị giá thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp.
– Trường hợp hàng hóa nhập khẩu mua về chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp được phản ánh vào giá gốc hàng nhập khẩu mua về.
Nợ TK 154: Tổng trị giá hàng nhập khẩu đã có thuế.
Có TK 331: Trị giá tiền phải trả.
Có TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu phải nộp.
Trên đây, Kế toán Hà Nội đã hướng dẫn cho các bạn nguyên lý Hạch toán mua hàng nhập khẩu theo TT133, TT200. Mời các bạn theo dõi Ví dụ cụ thể về Hạch toán mua hàng nhập khẩu theo TT133, TT200 để hiểu rõ hơn.
Ví dụ Hạch toán mua hàng nhập khẩu theo TT133, TT200.
Ví dụ 1: Hạch toán Mua hàng nhập khẩu nhập kho đối với DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Có số liệu như sau:
Ngày 01/04/2019, Công ty Mai Linh nhập khẩu từ Mỹ 1 lô hàng của công ty T&T về nhập kho, cụ thể:
– Mua 20 ô tô cứu thương, đơn giá 200 nghìn USD/chiếc, thuế suất thuế NK là 15%, thuế suất thuế GTGT là 10% (mặt hàng này không thuộc diện chịu thuế TTĐB).
– Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
– Tỷ giá bình quân liên Ngân hàng tại thời điểm giao dịch mua bán là 20.000 VNĐ/USD.
>>>Từ các số liệu trên, Công ty Mai Linh hạch toán như sau:
- Trị giá lô hàng nhập khẩu = 20 * 200.000 USD * 20.000 VNĐ/USD = 80.000.000.000 VNĐ.
- Thuế nhập khẩu = 80.000.000.000 VNĐ * 15% = 12.000.000.000 VNĐ.
- Thuế GTGT hàng nhập khẩu = (80.000.000.000 VNĐ + 12.000.000.000 VNĐ) * 10% = 9.200.000.000 VNĐ.
– Khi nhập khẩu ô tô mua về nhập kho dùng cho kinh doanh, kế toán hạch toán:
Nợ TK 156 : 92.000.000.000 VNĐ
Có TK 331 (công ty T&T): 80.000.000.000 VNĐ
Có TK 3333: 12.000.000.000 VNĐ.
– Thuế GTGT phải nộp được khấu trừ, kế toán hạch toán:
Nợ TK 133: 9.200.000.000 VNĐ
Có TK 33312: 9.200.000.000 VNĐ.
Ví dụ 2: Hạch toán Mua hàng nhập khẩu nhập kho đối với DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Có số liệu như sau:
Ngày 05/04/2019, Công ty Thanh Mai nhập khẩu từ Thái Lan 1 lô hàng của công ty HM về nhập kho, cụ thể:
– Mua 1000 sản phẩm A, đơn giá 100 USD/sản phẩm, thuế suất thuế NK là 15%, thuế suất thuế GTGT là 10% (mặt hàng này không thuộc diện chịu thuế TTĐB).
– Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
– Tỷ giá bình quân liên Ngân hàng tại thời điểm giao dịch mua bán là 20.000 VNĐ/USD.
>>>Từ các số liệu trên, Công ty Thanh Mai hạch toán như sau:
- Trị giá lô hàng nhập khẩu = 1.000 * 100 USD* 20.000 VNĐ/USD = 2.000.000.000 VNĐ.
- Thuế nhập khẩu = 2.000.000.000 VNĐ * 15% = 300.000.000 VNĐ.
- Thuế GTGT hàng nhập khẩu = (2.000.000.000 VNĐ + 300.000.000 VNĐ) * 10% = 230.000.000 VNĐ.
Khi nhập khẩu lô hàng A về nhập kho, kế toán hạch toán:
Nợ TK 156: 2.530.000.000 VNĐ.
Có 331 (công ty HM): 2.000.000.000 VNĐ.
Có TK 3333: 300.000.000 VNĐ.
Có TK 33312: 230.000.000 VNĐ.
Ví dụ 3: Hạch toán Mua hàng nhập khẩu không qua kho đối với DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Có số liệu như sau:
Ngày 20/04/2019, Công ty Bảo An nhập khẩu từ Anh 1 lô hàng của công ty AC về chuyển thẳng cho khách hàng như sau:
– Mua 10 sản phẩm B, đơn giá 1000 USD/sản phẩm, thuế suất thuế NK là 15%, thuế suất thuế GTGT là 10% (mặt hàng này không thuộc diện chịu thuế TTĐB).
– Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp Khấu trừ.
– Tỷ giá bình quân liên Ngân hàng tại thời điểm giao dịch mua bán là 20.820 VNĐ/USD.
>>>Từ các số liệu trên, Công ty Bảo An hạch toán như sau:
- Trị giá lô hàng nhập khẩu = 10 * 1.000 USD * 20.820 VNĐ/USD = 208.200.000 VNĐ.
- Thuế nhập khẩu = 208.200.000 VNĐ * 15% = 31.230.000 VNĐ.
- Thuế GTGT hàng nhập khẩu = (208.200.000 VNĐ + 31.230.000 VNĐ) * 10% = 23.943.000 VNĐ.
– Khi nhập khẩu lô hàng B mua về giao ngay cho khách hàng (không qua kho), khách hàng chưa nhận được hàng, kế toán hạch toán:
Nợ TK 157: 239.430.000 VNĐ.
Có TK 331 (công ty AC): 208.200.000 VNĐ
Có TK 3333: 31.230.000 VNĐ.
– Thuế GTGT phải nộp được khấu trừ, kế toán hạch toán:
Nợ TK 133: 23.943.000 VNĐ.
Có TK 33312: 23.943.000 VNĐ.
Trên đây là bài viết Hạch toán mua hàng nhập khẩu theo TT133, TT200 của KẾ TOÁN HÀ NỘI. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.
Nếu bạn đang là kế toán viên, muốn nâng cao trình độ hoặc muốn có CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ>>> Hãy tham khảo LỚP ÔN THI CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI.Lớp ôn thi của Chúng tôi sẽ giúp bạn CÓ ĐƯỢC CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ.
Nếu bạn mới vào nghề kế toán, chưa có nhiều kinh nghiệm >>> hãy tham khảo CÁC KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC TẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI.Khóa học của Chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao cả kiến thức và kinh nghiệm làm kế toán.