Kế toán Các loại thuế khác; Phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp Nhà nước
Kế toán Các loại thuế khác; Phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp Nhà nước. Ngoài các khoản phải nộp cho Nhà nước như: Thuế giá trị gia tăng; Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế xuất khẩu, nhập khẩu; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế thu nhập các nhân;…. Các Doanh nghiệp còn phát sinh một số khoản phải nộp Nhà nước như: Thuế nhà thầu; Lệ phí trước bạ; Một số phí, lệ phí và các khoản khác. Vậy khi phát sinh các khoản phải nộp này, kế toán Doanh nghiệp sẽ hạch toán như thế nào?
Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn cách Hạch toán Kế toán Các loại thuế khác; Phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp Nhà nước.
Mời các bạn theo dõi bài viết.
Tài khoản sử dụng.
Để hạch toán Kế toán Các loại thuế khác; Phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp Nhà nước, chúng ta sử dụng TK 33382 và TK 3339.
– Tài khoản 33382 – Các loại thuế khác: Là TK dùng phản ánh số phải nộp, đã nộp, còn phải nộp các loại thuế khác. DN được chủ động mở các TK cấp 4 chi tiết cho từng loại thuế phù hợp với yêu cầu quản lý.
– Tài khoản 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác: Là TK dùng phản ánh số phải nộp, đã nộp và còn phải nộp về các khoản phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác cho Nhà nước ngoài các khoản đã ghi vào các tài khoản từ 3331 đến 3338. Tài khoản này còn phản ánh các khoản Nhà nước trợ cấp cho DN (nếu có) như các khoản trợ cấp, trợ giá.
Hạch toán Kế toán Các loại thuế khác; Phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp Nhà nước.
Hạch toán một số nghiệp vụ phát sinh cơ bản như sau:
Hạch toán Chi phí thuế môn bài.
Thuế môn bài là một khoản chi phí quản lý Doanh nghiệp. Nó được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Dựa vào tờ khai thuế môn bài Doanh nghiệp đã nộp cho cơ quan thuế, hạch toán:
Nợ 6425: Trị giá chi phí thuế môn bài phải nộp (TT 200)
Nợ 6422: Trị giá chi phí thuế môn bài phải nộp (TT 133)
Có TK 3339: Trị giá chi phí thuế môn bài phải nộp.
Nộp Chi phí thuế môn bài vào ngân sách Nhà nước.
Dựa vào giấy nộp tiền vào ngân sách, hạch toán:
Nợ TK 3339: Trị giá chi phí thuế môn bài phải nộp
Có các TK 111,112: Trị giá chi phí thuế môn bài phải nộp.
Khi Doanh nghiệp nộp chậm thuế môn bài.
– Căn cứ vào Quyết định xử phạt của Cơ quan thuế đối với Doanh nghiệp, hạch toán:
Nợ TK 811: Trị giá tiền phạt khi nộp chậm thuế môn bài phải nộp
Có TK 3339: Trị giá tiền phạt khi nộp chậm thuế môn bài phải nộp.
– Khi nộp tiền phạt vào ngân sách Nhà nước, dựa vào giấy nộp tiền hạch toán:
Nợ TK 3339: Trị giá tiền phạt khi nộp chậm thuế môn bài phải nộp
Có các TK 111, 112: Trị giá tiền phạt khi nộp chậm thuế môn bài phải nộp.
Mời các bạn tìm hiểu thêm về Thuế Môn bài TẠI ĐÂY.
Hạch toán Lệ phí trước bạ.
Khi mua tài sản về, Doanh nghiệp phải nộp một khoản lệ phí trước bạ tính trên giá trị tài sản mua về, hạch toán:
Nợ TK 211: Trị giá lệ phí trước bạ phải nộp
Có TK 3339: Trị giá lệ phí trước bạ phải nộp.
Hạch toán Phí, lệ phí khác phải nộp.
Khi Doanh nghiệp phải nộp các loại thuế khác (như thuế nhà thầu), phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác, hạch toán:
Nợ TK 33382: Trị giá các loại thuế khác phải nộp
Nợ TK 3339: Trị giá phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
Có các TK 111, 112: Trị giá các loại thuế khác, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.
Hạch toán đối với các Doanh nghiệp được hưởng trợ cấp, trợ giá của Nhà nước.
– Đối với các Doanh nghiệp được hưởng trợ cấp, trợ giá của Nhà nước, khi số trợ cấp, trợ giá được ngân sách duyệt, hạch toán:
Nợ TK 3339: Số trợ cấp, trợ giá được ngân sách duyệt
Có TK 5114: Số trợ cấp, trợ giá được ngân sách duyệt.
– Khi Doanh nghiệp nhận được tiền trợ cấp, trợ giá của Nhà nước, hạch toán:
Nợ các TK 111, 112: Số trợ cấp, trợ giá đã nhận từ ngân sách
Có TK 3339: Số trợ cấp, trợ giá đã nhận từ ngân sách.
Trên đây, Kế toán Hà Nội đã hướng dẫn các bạn Hạch toán Kế toán Các loại thuế khác; Phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp Nhà nước. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.