Kế toán Chênh lệch tỷ giá hối đoái ngoại tệ
Kế toán Chênh lệch tỷ giá hối đoái ngoại tệ. Trên thực tế, khi Doanh nghiệp phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến các đơn vị tiền tệ ngoài đơn vị tiền tệ mà Doanh nghiệp chính thức sử dụng thì kế toán sẽ hạch toán ra sao? Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn Hạch toán Kế toán Chênh lệch tỷ giá hối đoái ngoại tệ.
Mời các bạn theo dõi bài viết.
Tài khoản sử dụng.
Theo thông tư 200, để Hạch toán Kế toán Chênh lệch tỷ giá hối đoái ngoại tệ chúng ta sử dụng TK 413.
Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Là TK dùng để phản ánh chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái ngoại tệ phát sinh trong các trường hợp như:
– Mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ.
– Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.
– Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.
Hạch toán Kế toán Chênh lệch tỷ giá hối đoái ngoại tệ.
Hướng dẫn hạch toán một số nghiệp vụ cơ bản liên quan đến Chênh lệch tỷ giá hối đoái ngoại tệ cụ thể như sau:
Hạch toán Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ.
Mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ.
Khi Doanh nghiệp tiến hành mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ, kế toán hạch toán:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157: Trị giá hàng hóa, vật tư (tỷ giá TT ngày giao dịch)
Nợ các TK 211, 213: Trị giá TSCĐ (tỷ giá TT ngày giao dịch)
Nợ các TK 217: Trị giá BĐS đầu tư (tỷ giá TT ngày giao dịch)
Nợ các TK 241, 623, 627, 641, 642: Trị giá dịch vụ (tỷ giá TT ngày giao dịch)
Nợ TK 635: Trị giá lỗ tỷ giá hối đoái
Có các TK 1112, 1122: Trị giá tiền phải trả (theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515: Trị giá lãi tỷ giá hối đoái.
Mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ chưa thanh toán tiền, khi vay hoặc nhận nợ nội bộ bằng ngoại tệ.
Khi Doanh nghiệp tiến hành mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ của nhà cung cấp chưa thanh toán tiền, khi vay hoặc nhận nợ nội bộ… bằng ngoại tệ, kế toán căn cứ tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch, hạch toán:
Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 627, 641, 642…: Trị giá vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ (tỷ giá TT ngày giao dịch)
Có các TK 331, 341, 336…: Trị giá vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ (tỷ giá TT ngày giao dịch).
Doanh nghiệp thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ.
Khi Doanh nghiệp tiến hành thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (nợ phải trả người bán, nợ vay, nợ thuê tài chính, nợ nội bộ…), hạch toán:
Nợ các TK 331, 336, 341, … : Trị giá nợ phải trả (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 635: Trị giá lỗ tỷ giá hối đoái
Có các TK 1112, 1122: Trị giá tiền phải trả (theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515: Trị giá lãi tỷ giá hối đoái.
Doanh nghiệp có doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ.
Khi Doanh nghiệp phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ, kế toán căn cứ tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch, hạch toán:
Nợ các TK 1112, 1122, 131…: Trị giá tiền thu được (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Có các TK 511, 711: Trị giá tiền thu được (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch).
Doanh nghiệp cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ.
Khi Doanh nghiệp cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ, hạch toán:
Nợ các TK 121, 128, 221, 222, 228; Trị giá cho vay, đầu tư (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635: Trị giá lỗ tỷ giá hối đoái
Có các TK 1112, 1122: Trị giá cho vay, đầu tư (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515: Trị giá lãi tỷ giá hối đoái.
Doanh nghiệp ký cược, ký quỹ bằng ngoại tệ.
– Khi Doanh nghiệp mang ngoại tệ đi ký cược, ký quỹ, hạch toán:
Nợ TK 244: Trị giá cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ
Có các TK 11112, 1122: Trị giá tiền phải trả (tỷ giá ghi sổ kế toán).
– Khi Doanh nghiệp nhận lại tiền ký cược, ký quỹ, hạch toán:
Nợ các TK 11112, 1122: Trị giá tiền nhận về (tỷ giá giao dịch thực tế khi nhận lại)
Nợ TK 635: Trị giá lỗ tỷ giá hối đoái
Có TK 244: Trị giá cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ (tỷ giá ghi sổ)
Có TK 515: Trị giá lãi tỷ giá hối đoái.
Hạch toán Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo.
Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán tiến hành đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo. Có 2 trường hợp xảy ra:
– Trường hợp phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, hạch toán:
Nợ các TK 1112 , 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341, ..: Trị giá lãi tỷ giá hối đoái
Có TK 4131: Trị giá lãi tỷ giá hối đoái.
– Trường hợp phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, hạch toán:
Nợ TK 4131: Trị giá lỗ tỷ giá hối đoái
Có các TK 1112 , 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341, …: Trị giá lỗ tỷ giá hối đoái.
Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ:
Kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại vào chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái), hoặc doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh:
– Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt động tài chính, hạch toán:
Nợ TK 4131: Trị giá lãi tỷ giá hối đoái
Có TK 515: Trị giá lãi tỷ giá hối đoái.
– Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 635: Trị giá lỗ tỷ giá hối đoái
Có TK 4131: Trị giá lỗ tỷ giá hối đoái.
Trên đây, Kế toán Hà Nội đã hướng dẫn các bạn Hạch toán Kế toán Chênh lệch tỷ giá hối đoái ngoại tệ. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Mời xem: Hạch toán số chênh lệch đánh giá lại tài sản theo TT200