skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo TT133

Kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo TT133. Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn như: Các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn; Các khoản cho vay nắm giữ đến ngày đáo hạn thu lãi hàng kỳ;… Vậy cách hạch toán khi phát sinh các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn như thế nào?

Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn cách hạch toán kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo TT133.

Kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo TT133

Kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo TT133

Mời các bạn theo dõi bài viết.

Kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo TT133Tài khoản sử dụng.

Để hạch toán kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo TT133, chúng ta sử dụng tài khoản 128.

Tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn: Là tài khoản dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn như: Khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn (bao gồm cả các loại trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu); Khoản cho vay nắm giữ đến ngày đáo hạn với mục đích thu lãi hàng kỳ; Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác.

Kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo TT133Kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo TT133.

Hướng dẫn cách hạch toán Kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn một số nghiệp vụ phát sinh chủ yếu như sau:

Kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khi gửi tiền có kỳ hạn, cho vay, mua các khoản đầu tư để nắm giữ đến ngày đáo hạn bằng tiền.

Hạch toán nghiệp vụ gửi tiền có kỳ hạn, cho vay, mua các khoản đầu tư để nắm giữ đến ngày đáo hạn bằng tiền:

Nợ TK 128: Trị giá khoản phải trả

Có các TK 111, 112: Trị giá khoản phải trả.

Kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn đối với lãi tiền gửi, lãi trái phiếu, lãi cho vay.

Định kỳ, kế toán tiến hành ghi nhận khoản phải thu về lãi tiền gửi, lãi trái phiếu, lãi cho vay, hạch toán:

Nợ TK 1388:­ Trị giá khoản phải thu

Nợ TK 128:­ Trị giá khoản lãi nhập gốc

Có TK 515:­ Tổng trị giá khoản nhận được.

Kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khi thu hồi.

Hạch toán khi thu hồi các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn:

Nợ các TK 111, 112, 131, 152, 156, 211,….: Trị giá thu hồi theo giá trị hợp lý

Nợ TK 635: Trị giá khoản lỗ 

Có TK 128:­ Trị giá khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (giá trị ghi sổ)

Có TK 515: Trị giá khoản lãi.

Kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.

Khi chuyển các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn thành đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, hạch toán:

Nợ TK 228: Trị giá khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

Nợ TK 635: Trị giá khoản lỗ

Có TK 128:­ Trị giá ghi sổ khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 

Có các TK liên quan: Trị giá khoản phải đầu tư thêm

Có TK 515:­ Trị giá khoản lãi.

Kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn đối với các giao dịch liên quan đến các khoản cho vay.

Kế toán hạch toán theo 3 trường hợp: Trường hợp nhận lãi trước khi cho vay; Trường hợp nhận lãi định kỳ khi cho vay; Trường hợp nhận lãi sau khi cho vay. Hạch toán cụ thể như sau:

 Trường hợp nhận lãi trước khi cho vay.

Kế toán hạch toán như sau: 

– Khi DN cho vay nhận lãi trước, hạch toán:

Nợ TK 1288: Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 

Có các TK 111, 112,… : Trị giá tiền thực chi

Có TK 3387: Trị giá khoản lãi nhận trước.

– Định kỳ, kế toán tiến hành tính và kết chuyển lãi của kỳ kế toán theo số lãi phải thu từng kỳ, hạch toán:

Nợ TK 3387: Trị giá khoản lãi phải thu từng kỳ

Có TK 515: Trị giá khoản lãi phải thu từng kỳ.

– DN tiến hành thu hồi gốc các khoản cho vay khi đến hạn thanh toán, hạch toán:

Nợ các TK 111, 112 …: Trị giá khoản phải thu

Có TK 1288: Trị giá khoản phải thu.

 Trường hợp nhận lãi định kỳ khi cho vay.

Kế toán hạch toán như sau: 

– Khi DN cho vay, hạch toán:

Nợ TK 1288: Trị giá khoản cho vay

Có các TK 111, 112, …: Trị giá khoản cho vay.

– Định kỳ, kế toán tiến hành ghi nhận tiền lãi cho vay, hạch toán:

Nợ các TK 111, 112, …: Trị giá khoản lãi thu được

Có TK 515: Trị giá khoản lãi thu được.

– DN tiến hành thu hồi gốc các khoản cho vay khi đến hạn, hạch toán:

Nợ các TK 111, 112, …: Trị giá khoản phải thu

Có TK 1288: Trị giá khoản phải thu. 

 Trường hợp nhận lãi sau khi cho vay.

Kế toán hạch toán như sau: 

– Khi DN cho vay, hạch toán:

Nợ TK 1288: Trị giá khoản cho vay

Có các TK 111, 112, …: Trị giá khoản cho vay.

– Định kỳ, kế toán tiến hành tính lãi cho vay và ghi nhận doanh thu theo số lãi phải thu từng kỳ, hạch toán:

Nợ TK 1388: Trị giá khoản lãi phải thu

Có TK 515: Trị giá khoản lãi phải thu.

– Khi đến hạn thu hồi nợ gốc của khoản cho vay, DN tiến hành thu hồi gốc và lãi cho vay, hạch toán:

Nợ các TK 111, 112, …: Tổng trị giá khoản phải thu

Có TK 1288: Trị giá khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (gốc)

Có TK 1388: Trị giá khoản lãi của các kỳ trước

Có TK 515: Trị giá khoản lãi của kỳ đáo hạn.

Kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khi không thu hồi được các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn chưa được lập dự phòng phải thu khó đòi.

Khi xác định được một phần hoặc toàn bộ các khoản đầu tư có thể không thu hồi được >>> Kế toán đánh giá khả năng, xác định giá trị khoản đầu tư có thể thu hồi được.

 Trường hợp khoản tổn thất được xác định một cách đáng tin cậy >>> Kế toán phải ghi nhận phần chênh lệch giữa giá trị có thể thu hồi được nhỏ hơn giá trị ghi sổ khoản đầu tư vào chi phí tài chính, hạch toán:

Nợ TK 635: Chi phí tài chính

Có các TK 1281, 1288: Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.

 Trường hợp sau khi đã ghi nhận khoản tổn thất mà có bằng chứng chắc chắn cho thấy khoản tổn thất có thể thu hồi lại được >>> Kế toán ghi nhận phần chênh lệch giữa giá trị có thể thu hồi cao hơn giá trị ghi sổ khoản đầu tư, hạch toán:

Nợ các TK 1281, 1288: Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Có TK 635: Chi phí tài chính.

Kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khi đánh giá lại số dư các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn được phân loại là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.

Tại thời điểm lập báo tài chính, kế toán tiến hành đánh giá lại tất cả các khoản đầu tư được phân loại là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch:

 Trường hợp đánh giá có lãi, hạch toán:

Nợ TK 128: Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Có TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

 Trường hợp đánh giá bị lỗ, hạch toán:

Nợ TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 128: Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.

Trên đây, kế toán Hà Nội vừa hướng dẫn các bạn cách hạch toán Kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo TT133.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Mời xem: SƠ ĐỒ CHỮ T TÀI KHOẢN 128 “ĐẦU TƯ NẮM GIỮ ĐẾN NGÀY ĐÁO HẠN” THEO TT133.

Khóa học kế toán tổng hợp cho người đã biết kế toán.

Đối tác - khách hàng

[gs_logo]
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng