Kế toán Nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định theo TT200
Kế toán Nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định theo TT200. Như chúng ta đã biết, Nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định là nguồn kinh phí liên quan đến việc hình thành TSCĐ sử dụng cho các hoạt động, dự án của Doanh nghiệp. Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ do Ngân sách Nhà nước cấp. Vậy kế toán sẽ hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến Nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định như thế nào?
Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn Cách hạch toán Kế toán Nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định theo TT200.
Mời các bạn theo dõi bài viết.
Tài khoản sử dụng.
Theo Thông tư 200, để Hạch toán Kế toán Nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định chúng ta sử dụng Tài khoản 466.
Tài khoản 466 – Nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định: Là TK được sử dụng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định.
Cách hạch toán Kế toán Nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định theo TT200.
Kế toán Doanh nghiệp hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến Nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định như: Mua TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp; Tính giá trị hao mòn TSCĐ; Thanh lý, nhượng bán TSCĐ; ….Cụ thể như sau:
Hạch toán Nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định khi được Ngân sách Nhà nước, đơn vị cấp trên cấp kinh phí bằng TSCĐ.
Khi DN được Ngân sách Nhà nước, đơn vị cấp trên cấp kinh phí bằng TSCĐ, hạch toán:
Nợ các TK 211, 213: Trị giá TSCĐ được cấp
Có các TK 111, 112, 241, 331, 461,…: Trị giá TSCĐ được cấp.
Đồng thời kế toán hạch toán:
Nợ TK 161: Chi sự nghiệp
Có TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
Hạch toán Nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định khi mua sắm TSCĐ, đầu tư XDCB bằng kinh phí sự nghiệp, dự án, viện trợ không hoàn lại.
Khi DN sử dụng kinh phí sự nghiệp, dự án, viện trợ không hoàn lại để mua sắm TSCĐ, đầu tư XDCB. Hạch toán:
Nợ các TK 211, 213: Trị giá TSCĐ
Có các TK 111, 112, 241, 331, 461,…: Trị giá TSCĐ.
Đồng thời kế toán hạch toán:
Nợ TK 161: Chi sự nghiệp
Có TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
Hạch toán Nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định đối với trị giá hao mòn TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án.
Khi DN tính giá trị hao mòn TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, hạch toán:
Nợ TK 466: Trị giá Hao mòn TSCĐ
Có TK 214: Trị giá Hao mòn TSCĐ.
Hạch toán Nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án.
Khi DN tiến hành nhượng bán, thanh lý TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, hạch toán:
Nợ TK 466: Trị giá còn lại của TSCĐ
Nợ TK 214: Trị giá Hao mòn TSCĐ
Có các TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ.
Hạch toán Nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định khi chuyển giao tài sản là các công trình phúc lợi.
Khi DN là DN cổ phần hóa từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, TSCĐ là công trình phúc lợi được đầu tư bằng nguồn vốn NSNN tiếp tục sử dụng cho mục đích kinh doanh. Hạch toán:
Nợ TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Có TK 411: Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Trên đây, Kế toán Hà Nội đã hướng dẫn các bạn Hạch toán Kế toán Nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định theo TT200. Chúc các bạn thành công trong công việc.
Nếu bạn đang là kế toán viên, muốn nâng cao trình độ hoặc muốn có CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ >>> Hãy tham khảo LỚP ÔN THI CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI. Lớp ôn thi của Chúng tôi sẽ giúp bạn CÓ ĐƯỢC CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ.
Nếu bạn mới vào nghề kế toán, chưa có nhiều kinh nghiệm >>> hãy tham khảo CÁC KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC TẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI. Khóa học của Chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao cả kiến thức và kinh nghiệm làm kế toán.