Kế toán Sửa chữa tài sản cố định theo TT133
Kế toán Sửa chữa tài sản cố định theo TT133. Trên thực tế, để đảm bảo cho tài sản cố định (TSCĐ) hoạt động bình thường trong suốt thời gian sử dụng Doanh nghiệp phải tiến hành việc bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ. Vậy khi phát sinh nghiệp vụ Sửa chữa tài sản cố định, kế toán Doanh nghiệp sẽ hạch toán ra sao?
Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn Cách hạch toán Kế toán Sửa chữa tài sản cố định theo TT 133. Mời các bạn theo dõi bài viết.
Tìm hiểu về Kế toán Sửa chữa lớn tài sản cố định.
Sửa chữa lớn TSCĐ là gì?
Sửa chữa lớn TSCĐ là quá trình DN sửa chữa những hỏng hóc lớn của tài sản hoặc đại tu TSCĐ. Khi đó tài sản bắt buộc phải ngừng sử dụng trong một khoảng thời gian đáng kể. Chi phí sửa chữa lớn được phân bổ dần vào chi phí của nhiều kỳ hoạt động DN.
Nhiệm vụ của Kế toán sửa chữa TSCĐ.
Kế toán sửa chữa TSCĐ phải xác định chi phí sửa chữa và tính giá thành các công việc sửa chữa lớn hoàn thành, phân bổ chi phí sửa chữa tài sản cố định vào các đối tượng liên quan.
Các phương thức sửa chữa tài sản cố định.
Tùy theo quy mô tính chất của công việc sửa chữa và tùy vào khả năng mà DN có thể tiến hành sửa chữa tài sản cố định bằng các phương thức tự làm hoặc thuê ngoài.
– Đối với phương thức tự làm, DN sẽ tự bỏ ra chi phí, tự tiến hành toàn bộ công tác sửa chữa. Giá thành công tác sửa chữa căn cứ vào chi phí thực tế hợp lệ đã chi.
– Đối với phương thức thuê ngoài, DN sẽ thuê các đối tác bên ngoài thực hiện toàn bộ công tác sửa chữa. Giá thành công tác sửa chữa căn cứ vào số tiền phải trả đối tác cung ứng dịch vụ sửa chữa và các chi phí thực tế phát sinh.
Tài khoản sử dụng.
Theo Thông tư 133, để hạch toán Kế toán Sửa chữa TSCĐ chúng ta sử dụng TK 2413.
Tài khoản 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ: Là TK sử dụng để phản ánh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.
Cách hạch toán Kế toán Sửa chữa tài sản cố định theo TT133.
Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn hạch toán một số nghiệp vụ cơ bản liên quan đến Kế toán Sửa chữa tài sản cố định.
Hạch toán khi Tập hợp chi phí sửa chữa TSCĐ.
Kế toán hạch toán theo 2 trường hợp, cụ thể:
– Trường hợp thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán hạch toán:
Nợ TK 2413: Trị giá sửa chữa TSCĐ chưa có thuế GTGT
Nợ TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 112, 152, 214,… : Tổng trị giá thanh toán.
– Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu , kế toán hạch toán:
Nợ TK 2413: Tổng giá thanh toán đã bao gồm thuế GTGT
Có các 111, 112, 152, 214, 334,… : Tổng giá thanh toán đã bao gồm thuế GTGT.
Hạch toán khi công trình sửa chữa hoàn thành.
Kế toán hạch toán theo 2 trường hợp: Trường hợp sửa chữa cải tạo, nâng cấp không đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ; Trường hợp sửa chữa cải tạo, nâng cấp thỏa mãn điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ. Hạch toán cụ thể như sau:
– Đối với trường hợp sửa chữa cải tạo, nâng cấp không đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ.
Kế toán hạch toán:
Nợ các TK 154, 642: Trị giá chi phí sửa chữa TSCĐ (Chi phí phát sinh nhỏ tính luôn vào chi phí trong kỳ)
Nợ TK 242: Trị giá chi phí sửa chữa TSCĐ (Chi phí phát sinh lớn được phân bổ dần)
Nợ TK 352: Trị giá chi phí sửa chữa TSCĐ (khi trích trước chi phí sửa chữa định kỳ)
Có TK 2413: Trị giá chi phí sửa chữa TSCĐ.
– Đối với trường hợp sửa chữa cải tạo, nâng cấp thỏa mãn điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ.
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 2111: Tài sản cố định hữu hình
Nợ TK 217: Bất động sản đầu tư
Có TK 2413: XDCB dở dang.
Trên đây Kế toán Hà Nội cùng các bạn tìm hiểu về Kế toán Sửa chữa TSCĐ và Cách hạch toán Kế toán Sửa chữa TSCĐ theo TT133. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Mời xem: Kế toán Sửa chữa TSCĐ theo TT200.
Nếu bạn đang là kế toán viên, muốn nâng cao trình độ hoặc muốn có CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ>>> Hãy tham khảo LỚP ÔN THI CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI.Lớp ôn thi của Chúng tôi sẽ giúp bạn CÓ ĐƯỢC CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ.
Nếu bạn mới vào nghề kế toán, chưa có nhiều kinh nghiệm >>> hãy tham khảo CÁC KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC TẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI. Khóa học của Chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao cả kiến thức và kinh nghiệm làm kế toán.