Kế toán về các khoản dự phòng trong doanh nghiệp
Kế toán về các khoản dự phòng trong doanh nghiệp. Như chúng ta đã biết, dự phòng là một trong những nghiệp vụ kế toán quan trọng trong doanh nghiệp. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh và tính chất hoạt động liên tục của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.
Kế toán Hà Nội sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về các khoản dự phòng trong doanh nghiệp, cách tính mức trích lập các khoản dự phòng.
Mời các bạn theo dõi bài viết.
Tìm hiểu về bản chất khoản dự phòng trong doanh nghiệp.
Dự phòng là sự xác nhận về phương diện kế toán một khoản giảm giá trị tài sản hay lợi ích kinh tế của doanh nghiệp do những nguyên nhân mà hậu quả của chúng chưa thực sự chắc chắn. Việc trích lập dự phòng được hiểu là việc ghi nhận vào chi phí các chênh lệch nhỏ hơn của giá trị tài sản của DN tại thời điểm lập BCTC và giá trị của các tài sản này tại thời điểm mua, hoặc ghi nhận một khoản dự phòng tương ứng với các khoản nợ phải trả.
Các khoản dự phòng trong doanh nghiệp.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Là khoản dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm.
Dự phòng nợ phải thu khó đòi: Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.
Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chính: Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do các loại chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp bị giảm giá, giá trị các khoản đầu tư tài chính bị tổn thất do tổ chức kinh tế và doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ.
Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp: Là dự phòng chi phí cho những sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp đã bán, đã bàn giao cho người mua nhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa hoàn thiện theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng.
Cách trích lập các khoản dự phòng trong doanh nghiệp.
Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa | = | Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập Báo cáo tài chính năm | x | Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán | – | Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho |
Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm
- 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm
- 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm
- 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên
Trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chính.
Mức dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán | = | Số lượng chứng khoán DN đang sở hữu tại thời điểm lập Báo cáo tài chính năm | * | Giá chứng khoán thực tế trên thị trường | – | Số lượng chứng khoán DN đang sở hữu tại thời điểm lập Báo cáo tài chính năm |
Mức dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính | = | Vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế | – | Vốn chủ sở hữu thực có | * | (Vốn đầu tư của doanh nghiệp/Tổng vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế) |
Trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp.
Tổng mức trích lập dự phòng bảo hành của các sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp theo quy định đã cam kết với khách hàng (tối đa không vượt quá 5% tổng doanh thu tiêu thụ đối với các sản phẩm, hàng hoá và không quá 5% trên giá trị hợp đồng đối với các công trình xây dựng).
Trên đây Kế toán Hà Nội đã cùng các bạn tìm hiểu những kiến thức cơ bản về các khoản dự phòng trong doanh nghiệp.
Mời các bạn xem thêm:
Cách hạch toán dự phòng tổn thất tài sản theo TT 200
Hạch toán dự phòng bảo hành công trình xây dựng theo TT200