skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Mức xử phạt mất hóa đơn mới nhất

Mức xử phạt mất hóa đơn theo quy định hiện nay như thế nào? Trong thực tế làm việc, không ít các trường hợp doanh nghiệp do bất cẩn dẫn đến mất hóa đơn. Trường hợp hóa đơn đầu vào, đầu ra bị mất, mất hóa đơn đã làm thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng, mất hóa đơn trong trường hợp chưa kê khai, đã kê khai thì mức xử phạt mất hóa đơn cụ thể là bao nhiêu?

 I. Mức xử phạt mất hóa đơn mới nhất hiện nay được căn cứ ở các văn bản.

   + Thông tư gốc hướng dẫn mức xử phạt mất hóa đơn: Thông tư 10/2014/TT-BTC.

   + Thông tư sửa đổi, bổ sung: Thông tư 176/2016/TT-BTC.

 II. Mức xử phạt mất hóa đơn mới nhất đối với từng trường hợp cụ thể.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà chúng ta có các mức phạt làm mất hóa đơn khác nhau như sau.

 >> Bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Đối với các hành vi sau:

– Làm mất hóa đơn đã phát hành trong một số trường hợp.

  • Nhưng chưa lập.
  • Hoặc đã lập (Liên 2) nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn.
  • Hoặc hóa đơn đã lập theo bảng kê hàng hóa, dịch vụ.

Theo khoản 4, Điều 1 Thông tư 176/2016/TT-BTC (bổ sung, khoản 3 Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC).

– Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) để hạch toán, kê khai thuế, thanh toán vốn ngân sách.

(Theo khoản 6 Điều 1 Thông tư 176/2016/TT-BTC, Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 Thông tư 10/2014/TT-BTC)

CHÚ Ý:

Nếu làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) do các nguyên nhân khách quan. Như:

  + Do thiên tai, hỏa hoạn.

  + Do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác.

>> Không bị phạt tiền.

(Theo quy định tại khoản 6, Điều 1, Thông tư 176/2016/TT-BTC – sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 12 Thông tư 10/2014/TT-BTC).

LƯU Ý 1: Đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập doanh nghiệp có thể chỉ bị phạt ở mức tối thiểu hoặc bị phạt cảnh cáo. Cụ thể như sau.

 + Trường hợp 1: Bị phạt ở mức tối thiểu 4.000.000 đồng. Nếu:

Điều kiện 1:

  • Bên bán và bên mua lập biên bản ghi nhân việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
  • Người bán đã kê khai, nộp thuế.
  • Có hợp đồng, chứng từ chứng minh cho việc mua bán hàng hóa trên hóa đơn bị mất, cháy, hỏng.

Điều kiện 2: Có một tình tiết giảm nhẹ.

 + Trường hợp 2: Chỉ bị xử phạt cảnh cáo. Nếu:

Điều kiện 1:

  •  Bên bán và bên mua lập biên bản ghi nhân việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
  • Người bán đã kê khai, nộp thuế.
  • Có hợp đồng, chứng từ chứng minh cho việc mua bán hàng hóa trên hóa đơn bị mất, cháy, hỏng.

Điều kiện 2: Có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên.

Tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1, Điều 3, Nghị định 113/2013/NĐ-CP. Theo đó nếu có một trong các tình tiết giảm nhẹ sau đây thì mức xử phạt làm mất hóa đơn đã lập sẽ bị phạt ở mức tối thiểu.

Mức xử phạt mất hóa đơn mới nhất

Tình tiết giảm nhẹ được giảm mức xử phạt mất hóa đơn mới nhất theo Nghị định 113/2013/TT-BTC.

  – Nếu người mua tìm lại được hóa đơn đã mất.

Đồng thời báo lên Cơ quan thuế về việc làm mất, cháy, hỏng hóa đơn trước khi cơ quan thuế đưa ra quyết định xử phạt.

 >> Thì không bị phạt tiền. 

 – Nếu hóa đơn liên 2 đã lập bị làm mất, cháy, hỏng liên quan đến bên thứ 3 do người mua thuê. Thì người mua bị xử phạt theo quy định trên.

 – Mức xử phạt mất hóa đơn đã lập (liên 2) nhưng bị sai. Tuy nhiên đã xóa bỏ và xuất hóa đơn thay thế.

Đối với trường hợp này khi người bán làm mất không bị phạt tiền mà chỉ bị phạt cảnh cáo.

 – Nếu làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên 2) trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán.

  + Theo Điều 12 Nghị định 105/2013/NĐ-CP:

“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đưa tài liệu kế toán vào lưu trữ chậm quá 12 tháng so với thời hạn quy định;

b) Lưu trữ tài liệu kế toán không đầy đủ theo quy định;

c) Bảo quản tài liệu kế toán không an toàn, để hư hỏng, mất mát tài liệu trong thời hạn lưu trữ.”

  + Mặt khác Theo Điều 41 Luật Kế toán 88/2015/QH13:

“Điều 41. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán.

3. Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán

5. Tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn sau đây:

a) Ít nhất là 05 năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính;

b) Ít nhất là 10 năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

c) Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.”

 * CÓ NGHĨA LÀ:

 – Thời gian làm mốc đưa vào lưu trữ là: khi kết thúc kỳ toán năm hoặc kết thúc công việc.

  + Kỳ kết thúc kế toán năm: thường vào 31/03 hàng năm (nếu áp dụng kỳ kế toán theo năm dương lịch). 

  + Kết thúc công việc kế toán: là khi kế toán không còn sử dụng đến chứng từ đó trong việc thanh toán công nợ, giải ngân ….

 >> Nếu chưa kết thúc công việc kế toán nhưng đến kỳ kết thúc năm dương lịch thì tài liệu đó chưa cần phải đưa vào lưu trữ. 

Sau khi đưa vào lưu trữ, tài liệu kế toán sẽ tính là trong thời gian lưu trữ (5 năm, 10 năm, vĩnh viễn).

Như vậy,

  – Nếu làm mất, cháy, hỏng hóa đã lập đơn trong thời gian lưu trữ thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt ở mức từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

  – Nếu làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập khi chưa đến thời hạn lưu trữ thì bị phạt theo quy định của Cơ quan thuế nêu trên.

LƯU Ý 2: Mức phạt đã nêu ở trên là áp dụng đối với mỗi lần làm mất trong cùng một thời điểm. Trong trường hợp doanh nghiệp có tình làm hồ sơ gộp nhiều lần làm mất, nếu Cơ quan thuế phát hiện ra thì sẽ bị xử phạt theo từng lần mất hóa đơn.

Mức xử phạt mất hóa đơn mới nhất

 III. Mức xử phạt đối với hành vi khai báo mất hóa đơn.

 1. Nếu việc làm mất hóa đơn trước khi thông báo phát hành.

  • Được khai báo trong vòng 5 ngày kể từ ngày mất. Thì không bị xử phạt.
  • Được khai báo từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10 (kể từ ngày xảy ra việc mất). Đồng thời có tình tiết giảm nhẹ. Thì bị phạt cảnh cáo.
  • Được khai báo từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10 (kể từ ngày xảy ra việc mất). Đồng thời không có tình tiết giảm nhẹ. Thì bị phạt ở mức tối thiểu của khung hình phạt.
  • Được khai báo sau ngày thứ 10 kể từ khi làm mất hóa đơn. Thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.

(Theo khoản 3, Điều 7 Thông tư 10/2014/TT-BTC)

 2. Nếu không khai báo việc làm mất hóa đơn trong khi in, trước khi giao cho khách hàng.

Đối với trường hợp này đơn vị nhận đặt in hóa đơn bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.

Trên đây là mức xử phạt mất hóa đơn theo quy định mới nhất hiện nay. Một trong những yêu cầu phải có đối với người làm kế toán là tính cẩn thận. Do đó bạn cần phải biết cách sắp xếp chứng từ khoa học để thuận tiện trong việc tìm kiếm sau này. Đồng thời cẩn thận tránh để làm mất, cháy, hỏng hóa đơn.

Vừa rồi là bài viết “Mức xử phạt mất hóa đơn theo quy định mới nhất”

Các bạn tham khảo thêm:

 >> Cách xử lý hóa đơn viết sai mới nhất.

 >> Hóa đơn viết sai ngày tháng cần xử lý thế nào?

 

Đối tác - khách hàng

[gs_logo]
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng