Phương pháp khấu hao đường thẳng
Phương pháp khấu hao đường thẳng là gì? Điều kiện áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Xác định mức khấu hao theo phương pháp đường thẳng như thế nào? Ví dụ (bài tập) về phương pháp khấu hao đường thẳng.
Theo văn bản pháp luật hiện hành (Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC) Doanh nghiệp căn cứ vào điều kiện của mình để lựa chọn 1 trong 3 phương pháp trích khấu hao Tài sản cố định sau: Phương pháp khấu hao đường thẳng; Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.
Phương pháp khấu hao đường thẳng là gì?
Theo hướng dẫn tại thông tư Thông tư 45/2013/TT-BTC, thì Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao mà mức khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian khấu hao của TSCĐ.
Điều kiện áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng?
Trong 3 phương pháp trích khấu hao trên, thì Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm ghi rõ điều kiện. Còn Phương pháp khấu hao đường thẳng không ghi rõ điều kiện áp dụng. Tức là Doanh nghiệp chỉ cần đăng ký sử dụng phương pháp khấu hao là áp dụng được.
Như vậy Điều kiện áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng là Doanh nghiệp đăng ký phương pháp trích khấu hao với cơ quan thuế.
Xác định mức khấu hao theo phương pháp đường thẳng như thế nào?
Để xác định được mức khấu hao theo phương pháp đường thẳng, chúng ta cần căn cứ vào LOẠI TSCĐ để xác định THỜI GIAN trích khấu hao của TSCĐ.
Mời bạn xem thêm Khung thời gian trích khấu hao TSCĐ.
Cách xác định mức khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
Mức khấu hao theo phương pháp đường thẳng tính trung bình năm, tháng và năm cuối cùng của TSCĐ được xác định theo các công thức sau:
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ là: | ||
= | Nguyên giá của TSCĐ | |
Số năm trích khấu hao |
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng của TSCĐ là: | ||
= | Số khấu hao phải trích cả năm | |
12 tháng |
Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của TSCĐ là: | ||
= | Nguyên giá TSCĐ – Số khấu hao lũy kế đến năm trước năm cuối cùng. |
Ghi chú: Nếu thời gian trích khấu hao hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi ► Doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định theo 1 trong 2 công thức sau:
Hoặc là:
Mức trích khấu hao trung bình xác định lại là: | ||
= | Giá trị còn lại trên sổ sách của TSCĐ | |
Thời gian trích khấu hao xác định lại |
Hoặc là:
Mức trích khấu hao trung bình xác định lại là: | ||
= | Giá trị còn lại trên sổ sách của TSCĐ | |
Thời gian trích khấu hao còn lại |
Trên đây là Cách xác định mức khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Để hiểu rõ hơn, mời bạn xem Ví dụ (bài tập) về phương pháp khấu hao đường thẳng ở phần sau.
Ví dụ (bài tập) về phương pháp khấu hao đường thẳng.
Để mô tả một cách chi tiết về cách tính khấu khao theo phương pháp khấu hao đường thẳng, Chúng ta cùng nghiên cứu một ví dụ hoặc có thể gọi là làm
bài tập về phương pháp khấu hao đường thẳng sau nhé.
a) Tại Công ty TNHH Kế Toán Hà Nội trong kỳ Mua một mới TSCĐ, chi tiết như sau:
- Trị giá chưa thuế GTGT là 200.000.000 đồng.
- Chi phí vận chuyển đưa TSCĐ về Công ty là 5.000.000 đ.
- Chiết khấu mua hàng được hưởng là 4.000.000 đồng. chi phí lắp đặt, dùng thử là 3.000.000 đồng.
- Tài sản cố định có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm.
- Căn cứ Phụ lục 1, Thông tư 45/2013/TT-BTC, Công ty dự kiến thời gian trích khấu hao là 11 năm. Tài sản đưa vào sử dụng vào ngày 01/01/2015.
- Công ty TNHH Kế Toán Hà Nội áp dụng Phương pháp khấu hao đường thẳng.
Kế toán của Kế Toán Hà Nội thực hiện trích khấu hao cho TSCĐ trên theo phương pháp khấu hao đường thẳng như sau:
- Đầu tiên, phải xác định nguyên giá tính khấu hao cho TSCĐ là 204.000.000 đ (200.000.000 đ + 5.000.0000 đ + 3.000.000 đ – 4.000.000 đ)
- Xác định mức khấu hao hàng tháng cũng như hàng năm như sau:
Mức trích khấu hao trung bình NĂM là: | |||
= | 204.000.000 đ | = 18.545.455 đ/năm | |
11 năm |
Mức trích khấu hao trung bình THÁNG là: | |||
= | 18.545.455 đ | = 1.545.455 đ/tháng | |
12 tháng |
Vậy hàng tháng, Kế Toán Hà Nội trích 1.545.455 đ chi phí trích khấu hao TSCĐ trên vào chi phí kinh doanh.
b) Tính khấu khao cho TSCĐ theo phương pháp đường thẳng sau khi có sự nâng cấp.
Giả sử sau 5 năm sử dụng, Kế Toán Hà Nội nâng cấp TSCĐ với tổng chi phí là 25.000.000 đồng, thời gian trích khấu hao được xác định lại là 8 năm (tăng 1 năm so với thời gian sử dụng đã đăng ký ban đầu), ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 1/1/2020.
Kể từ 1/1/2020 Công ty Kế Toán Hà Nội, tính toán và xác định lại các chỉ tiêu sau:
- Xác định lại nguyên giá TSCĐ là 225.000.000 đ (200.000.000 đ + 25.000.000 đ).
- Xác định số khấu hao lũy kế (từ 1/1/2015 đến 31/12/2019) là 92.727.275 đ (18.545.455 đ x 5 năm).
- Xác định giá trị còn lại (trên sổ kế toán) tính đến 31/12/2019 là 132.272.725 đ (225.000.000 đ – 92.727.275 đ).
- Xác định mức trích khấu hao trung bình theo nguyên giá và thời gian xác định lại như sau:
Mức trích khấu hao trung bình NĂM xác định lại là: | |||
= | 132.272.725 đ | = 16.534.091 đ/năm | |
8 năm |
Mức trích khấu hao trung bình THÁNG xác định lại là: | |||
= | 16.534.091 đ | = 1.377.841 đ/tháng | |
12 tháng |
Như vậy từ năm 2020 trở đi, Kế Toán Hà Nội trích khấu hao vào chi phí kinh doanh mỗi tháng 1.377.841 đồng đối với TSCĐ trên vừa được nâng cấp.
Cảm ơn Bạn đã theo dõi bài viết Phương pháp khấu hao đường thẳng là gì? Điều kiện áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Xác định mức khấu hao theo phương pháp đường thẳng như thế nào? Ví dụ (bài tập) về phương pháp khấu hao đường thẳng của Kế Toán Hà Nội.
Chúc bạn làm tốt tất cả các công việc của Kế Toán!
Mời bạn tham khảo thêm về CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ và LỚP LUYỆN THI CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ. Đây là CHỨNG CHỈ giúp bạn có thể thăng tiến trong sự nghiệp kế toán của bạn.
Ngoài ra Kế Toán Hà Nội còn tổ chức các khóa học kế toán thực tế. Nếu bạn quan tâm và có nhu cầu hãy liên hệ với Kế Toán Hà Nội nhé.