skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Sơ đồ chữ T tài khoản 152 “Nguyên liệu vật liệu” theo TT133

Sơ đồ chữ T tài khoản 152 “Nguyên liệu vật liệu” theo thông tư 133. Sơ đồ phản ánh cách hạch toán tài khoản 152 theo TT 133 một cách tóm tắt nhất. Để hiểu rõ hơn sơ đồ chữ T tài khoản 152, chúng ta cùng nghiên cứu các nội dung: Tài khoản 152 theo thông tư 133 là gì? Nguyên tắc hạch toán kế toán TK 152 “Nguyên liệu vật liệu”; Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 152.

Sơ đồ chữ T tài khoản 335 "Chi phí phải trả" theo TT133Tài khoản 152 theo thông tư 133 là gì?

Để biết được Tài khoản 152 theo thông tư 133 là gì, Chúng ta căn cứ vào Điều 24 thông tư 133/2016/TT-BTC. Theo đó: Tài khoản 152 dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp. Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Cũng giống các tài khoản khác. Khi hạch toán Tài khoản 152 theo thông tư 133 cũng phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán đúng theo chế độ kế toán.

Để tìm hiểu: Nguyên tắc hạch toán của tài khoản 152 “Nguyên liệu vật liệu” theo TT 133; Cách hạch toán TK 152 cũng như các tài khoản chi tiết của TK 152 >>> Mời bạn xem: 

Sơ đồ chữ T tài khoản 335 "Chi phí phải trả" theo TT133 Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 152 “Nguyên liệu vật liệu” theo TT 133.

Theo thông tư 133, Tài khoản  152 có nội dung và kết cấu như sau:

Bên Nợ:

– Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn khác;

– Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê;

– Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Bên Có:

– Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến, hoặc đưa đi góp vốn;

– Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua;

– Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng;

– Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê;

– Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Số dư bên Nợ:

Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ.

>>> Nếu Bạn hiểu rõ được TK 152 phản ánh những nội dung gì (Tài khoản 152 theo thông tư 133 là gì?); Nguyên tắc kế toán của TK 152 ra sao; Kết cấu của TK 152 như thế nào >>> Bạn sẽ hiểu rõ Sơ đồ chữ t tài khoản 152 “Nguyên liệu vật liệu”.

Sơ đồ chữ T tài khoản 335 "Chi phí phải trả" theo TT133 Sơ đồ chữ T tài khoản 152 “Nguyên liệu vật liệu” theo Thông tư 133.

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TK 152, được sơ đồ hóa qua Sơ đồ chữ T tài khoản 152″Nguyên liệu vật liệu”như sau:

Sơ đồ chữ T tài khoản 152"Nguyên liệu vật liệu" theo TT133

 

Hi vọng qua Sơ đồ chữ T tài khoản 152 theo TT 133, Bạn đọc hình dung được nhanh nhất những nội dung phản ánh của TK 152 và cách hạch toán TK 152.

Nếu bạn là kế toán mới ra trường muốn nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng; Nếu bạn là kế toán Chuyên nghiệp muốn có Chứng chỉ đại lý thuế để khẳng định bản thân, tăng thu nhập >>> Mời bạn xem thêm:

 Lớp học kế toán tổng hợp thực tế.

 Lớp học kế toán thuế chuyên sâu.

 Lớp ôn thi Chứng chỉ đại lý thuế.

Đối tác - khách hàng

[gs_logo]
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng