skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Sơ đồ chữ T tài khoản 338 “Phải trả phải nộp khác” theo TT133

Sơ đồ chữ T tài khoản 338″Phải trả phải nộp khác” theo thông tư 133. Sơ đồ phản ánh cách hạch toán tài khoản 338 theo TT 133 một cách tóm tắt nhất. Để hiểu rõ hơn sơ đồ chữ T tài khoản 338, chúng ta cùng nghiên cứu các nội dung: Tài khoản 338 theo thông tư 133 là gì? Nguyên tắc hạch toán kế toán TK 338 “Phải trả phải nộp khác”; Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 338.

Sơ đồ chữ T tài khoản 338 "Phải trả phải nộp khác" theo TT133Tài khoản 338 theo thông tư 133 là gì?

Tại điều 45 thông tư 133/2016/TT-BTC, Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác thuộc nhóm TK 33 (trừ TK 331 đến TK 336).

Tài khoản này cũng được dùng để hạch toán doanh thu nhận trước về các dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng.

Sơ đồ chữ T tài khoản 338 "Phải trả phải nộp khác" theo TT133 Nguyên tắc hạch toán của tài khoản 338 “Phải trả phải nộp khác” theo thông tư 133.

Muốn hiểu rõ được Sơ đồ chữ T tài khoản 338″Phải trả phải nộp khác” hay còn gọi là sơ đồ hạch toán TK 338  >>> Bạn nên tham khảo Nguyên tắc hạch toán của tài khoản 338:

  • Tại điều 45 thông tư 133/2016/TT-BTC.
  • Hoặc xem hướng dẫn cách hạch toán tài khoản 338″Phải trả phải nộp khác” của Kế Toán Hà Nội tại đây.

Sơ đồ chữ T tài khoản 338 "Phải trả phải nộp khác" theo TT133 Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 338 “Phải trả phải nộp khác” theo TT 133.

Theo thông tư 133, Tài khoản 338 “Phải trả phải nộp khác” có nội dung và kết cấu như sau:

Bên Nợ:

– Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý;

– Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị;

– Số BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn;

– Doanh thu chưa thực hiện tính cho từng kỳ kế toán; trả lại tiền nhận trước cho khách hàng khi không tiếp tục thực hiện việc cho thuê tài sản;

– Số phân bổ khoản chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay (lãi trả chậm) vào doanh thu hoạt động tài chính;

– Hoàn trả tiền nhận ký cược, ký quỹ;

– Các khoản đã trả và đã nộp khác;

– Đánh giá lại các khoản phải trả, phải nộp khác là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá ghi sổ kế toán).

Bên Có:

– Giá trị tài sản thừa chờ xử lý (chưa xác định rõ nguyên nhân); Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) theo quyết định ghi trong biên bản xử lý do xác định ngay được nguyên nhân;

– Trích BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, KPCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc khấu trừ vào lương của công nhân viên;

– Các khoản thanh toán với công nhân viên về tiền nhà, điện, nước ở tập thể;

– Số BHXH đã chi trả công nhân viên khi được cơ quan BHXH thanh toán;

– Doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ;

– Số chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả ngay;

– Vật tư, hàng hóa vay, mượn, các khoản nhận vốn góp hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) không thành lập pháp nhân;

– Các khoản thu hộ đơn vị khác phải trả lại;

– Số tiền nhận cầm cố, ký cược, ký quỹ phát sinh trong kỳ;

– Các khoản phải trả khác;

– Đánh giá lại các khoản phải trả, phải nộp khác là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá ghi sổ kế toán).

Số dư bên Có:

– BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, KPCĐ đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc kinh phí công đoàn được để lại cho đơn vị chưa chi hết;

– Giá trị tài sản phát hiện thừa còn chờ giải quyết;

– Doanh thu chưa thực hiện ở thời điểm cuối kỳ kế toán;

– Các khoản còn phải trả, còn phải nộp khác;

– Số tiền nhận ký cược, ký quỹ chưa trả.

Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ: Số dư bên Nợ phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số bảo hiểm xã hội đã chi trả công nhân viên chưa được thanh toán và kinh phí công đoàn vượt chi chưa được cấp bù.

Hiểu rõ được TK 338 phản ánh những nội dung gì; Nguyên tắc kế toán của TK 338; Kết cấu của TK 338. Thì Bạn chỉ cần bạn xem Sơ đồ chữ t tài khoản 338″Phải trả phải nộp khác”, Bạn đã hình dung được đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TK 338.

Sơ đồ chữ T tài khoản 338 "Phải trả phải nộp khác" theo TT133 Sơ đồ chữ T tài khoản 338 “Phải trả phải nộp khác” theo Thông tư 133.

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TK 338, được sơ đồ hóa qua Sơ đồ chữ T tài khoản 338 “Phải trả phải nộp khác”  hay còn gọi là Sơ đồ hạch toán TK 338, như sau:

Sơ đồ chữ T tài khoản 338"Phải trả phải nộp khác" theo TT133

Sơ đồ chữ T tài khoản 338"Phải trả phải nộp khác" theo TT133

Hi vọng qua Sơ đồ chữ T tài khoản 338 theo TT 133, Bạn đọc hình dung được nhanh nhất những nội dung phản ánh của TK 338 và cách hạch toán TK 338.

Nếu bạn chưa nắm rõ cách hạch toán (định khoản) các tài khoản. Hoặc chưa có bí quyết định khoản nhanh và đúng chế độ kế toán. Bạn có thể tham khảo KHÓA HỌC KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỰC TẾ của Kế Toán Hà Nội.

Bạn là một kế toán chuyên nghiệp, nay muốn nâng cao hơn nữa về nghiệp vụ để KHẲNG ĐỊNH BẢN THÂN. Có thể tìm hiểu về LỚP ÔN THI CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ. Thông qua lớp ôn luyện, bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến tức cũng như kỹ năng thi lấy CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ. 

Đối tác - khách hàng

[gs_logo]
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng