Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa
Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa kèm theo phụ lục của Nghị định 39/2018/TT-BTC ngày 11 tháng 3 năm 2018 với mục đích dành cho doanh nghiệp tự xác định và kê khai quy mô của doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và tờ khai xác định loại hình doanh nghiệp này.
I. Cách xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Luật số 04/2017/QH14 và Nghị định 39/2018/NĐ-CP ra đời nhằm quy định và hướng dẫn chi tiết về Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
– Theo đó doanh nghiệp vừa và nhỏ được phân loại thành: Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.
– Các tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa trên:
+ Số lao động bình quân hàng năm tham gia bảo hiểm xã hội.
+ Doanh thu (hoặc nguồn vốn) hàng năm của doanh nghiệp.
+ Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ …
Cụ thể cách xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau.
Bí quyết để thăng tiến trong nghề kế toán >>> CLICK ĐỂ XEM.
II. Mẫu tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và phương pháp lập.
Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa được hưởng những ưu đãi nhất định theo Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Như: hỗ trợ thông tin, hỗ trợ tư vấn, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực….
Để được xác nhận là loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thì doanh nghiệp cần lập “Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa” ban hành theo Nghị định 139/2018/NĐ-CP.
1. Mẫu Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP.
>> TẢI MẪU VỀ: TẠI ĐÂY. <<
2. Cách lập tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
* Mục 1: “Thông tin chung về doanh nghiệp”.
Các bạn căn cứ trên giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp để điền thông tin vào mục này.
* Mục 2: “Thông tin về tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp”.
– Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Doanh nghiệp dựa theo quy định về hệ thống ngành kinh tế và quy định của pháp luật chuyên ngành để xác định lĩnh vực hoạt động.
– Số lao động tham gia BHXH bình quân năm: được căn cứ theo số lao động trên chứng từ BHXH của năm trước liền kề. và bằng tổng số lao động tham gia BHXH chia (:) cho số tháng trong năm. Nếu DN mới đi vào hoạt động chưa được 1 năm thì lấy số lao động tham gia BHXH chia (:) cho số tháng hoạt động.
– Tổng nguồn vốn: Được xác định là chỉ tiêu tổng nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán thể hiện trên BCTC của năm trước liền kề. Nếu DN hoạt động chưa được 1 năm thì tổng nguồn vốn được xác định tại thời điểm cuối quý liền kề thời điểm đăng ký hưởng hỗ trợ.
– Tổng doanh thu năm trước liền kề: Là tổng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ trên BCTC của năm trước liền kề mà DN nộp cho cơ quan thuế.
Trường hợp DN mới đi vào hoạt động mà chưa phát sinh doanh thu. Thì căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ.
* Mục 3: “Doanh nghiệp tự xác định thuộc quy mô”.
Căn cứ vào cách xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mục 1 để các bạn tích chọn vào 1 trong 3 loại quy mô ở mục này.
3. Một số lưu ý khi lập tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
– Việc lập tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trên cơ sở doanh nghiệp tự xác định.
Trường hợp phát hiện ra kê khai sai. Thì DN phải thực hiện điều chỉnh và kê khai lại trước thời điểm được hưởng hỗ trợ.
– Nếu Dn có hành vi cố ý kê khai không trung thực để được hưởng hỗ trợ. Thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả toàn bộ kinh phí và chi phí liên quan mà doanh nghiệp đã nhận hỗ trợ.
Trên đây là mẫu tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và hướng dẫn cách lập cũng như 1 số nội dung về tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các bạn tham khảo thêm:
>> Hệ thống tài khoản đối với doanh nghiệp siêu nhỏ.
>> Doanh nghiệp siêu nhỏ có phải lập BCTC không?