skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Hạch toán dự phòng bảo hành công trình xây dựng theo TT200

Hạch toán dự phòng bảo hành công trình xây dựng theo TT200. Khi Doanh nghiệp xây lắp công trình xây dựng, kế toán sẽ trích lập khoản dự phòng bảo hành công trình xây dựng. Khoản dự phòng bảo hành công trình xây dựng là một trong những khoản dự phòng phải trả của Doanh nghiệp, nó được lập vào cuối kỳ kế toán năm hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ. Vậy kế toán DN sẽ hạch toán khoản dự phòng bảo hành công trình xây dựng như thế nào?

Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn cách Hạch toán dự phòng bảo hành công trình xây dựng theo TT200.

Hạch toán dự phòng bảo hành công trình xây dựng theo TT200

(Theo TT200)

Mời các bạn theo dõi bài viết.

Hạch toán dự phòng bảo hành công trình xây dựng theo TT200Tài khoản sử dụng.

Theo TT 200, để hạch toán dự phòng bảo hành công trình xây dựng, chúng ta sử dụng Tài khoản 3522.

Tài khoản 3522 – Dự phòng bảo hành công trình xây dựng: Là tài khoản dùng để phản ánh số dự phòng bảo hành công trình xây dựng đối với các công trình, hạng mục công trình hoàn thành, bàn giao trong kỳ của Doanh nghiệp.

Hạch toán dự phòng bảo hành công trình xây dựng theo TT200Hạch toán dự phòng bảo hành công trình xây dựng theo TT200.

Kế toán hạch toán dự phòng bảo hành công trình xây dựng theo từng nghiệp vụ cụ thể như sau:

Hạch toán dự phòng bảo hành công trình xây dựng theo TT200Hạch toán dự phòng bảo hành công trình xây dựng khi trích lập dự phòng bảo hành cho từng công trình xây dựng.

Kế toán tiến hành trích lập dự phòng bảo hành công trình xây dựng cho từng công trình, hạng mục mà DN đã hoàn thành và bàn giao. Khi xác định số chi phí bảo hành công trình xây dựng, hạch toán:

Nợ TK 627: Khoản dự phòng bảo hành công trình xây dựng phải trả

Có TK 3522: Khoản dự phòng bảo hành công trình xây dựng phải trả.

Hạch toán dự phòng bảo hành công trình xây dựng theo TT200Hạch toán dự phòng bảo hành công trình xây dựng khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng đã lập.

Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng bảo hành công trình xây dựng đã lập ban đầu như: Chi phí nguyên vật liệu; Chi phí nhân công trực tiếp; Chi phí khấu hao tài sản cố định; … Kế toán sẽ hạch toán theo 2 trường hợp xảy ra, đó là: Trường hợp DN tự bảo hành công trình xây dựng; Trường hợp DN không tự bảo hành công trình xây dựng mà giao cho đơn vị trực thuộc hoặc thuê ngoài. Hạch toán cụ thể như sau:

Hạch toán dự phòng bảo hành công trình xây dựng theo TT200 Trường hợp DN tự bảo hành công trình xây dựng.

Khi DN tự bảo hành công trình xây dựng, kế toán hạch toán từng nghiệp vụ như sau:

– Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến việc bảo hành như: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định, …, hạch toán:

Nợ các TK 621, 622, 627, …: Trị giá các khoản chi phí liên quan phát sinh

Nợ TK 133: Tiền thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 152, 214, 331, 334, 338, …: Tổng trị giá các khoản chi phí phí trả.

– Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí bảo hành thực tế phát sinh trong kỳ, hạch toán:

Nợ TK 154: Chi phí bảo hành thực tế phát sinh trong kỳ

Có các TK 621, 622, 627, …: Chi phí bảo hành thực tế phát sinh trong kỳ.

– Khi bàn giao công trình đã hoàn thành việc sửa chữa, bảo hành, hạch toán:

Nợ TK 3522: Khoản dự phòng bảo hành công trình xây dựng

Nợ TK 632: Số chênh lệch giữa số dự phòng đã trích lập nhỏ hơn chi phí thực tế về bảo hành

Có TK 154: Chi phí bảo hành thực tế phát sinh trong kỳ.

Hạch toán dự phòng bảo hành công trình xây dựng theo TT200 Trường hợp DN không tự bảo hành công trình xây dựng mà giao cho đơn vị trực thuộc hoặc thuê ngoài.

Khi DN không tự bảo hành công trình xây dựng mà giao cho đơn vị trực thuộc hoặc thuê ngoài tiến hành bảo hành. Kế toán hạch toán từng nghiệp vụ như sau:

– Khi giao cho đơn vị trực thuộc hoặc thuê ngoài thực hiện việc bảo hành, hạch toán:

Nợ TK 3522: Khoản dự phòng bảo hành công trình xây dựng

Nợ TK 632: Số chênh lệch giữa số dự phòng đã trích lập nhỏ hơn chi phí thực tế về bảo hành

Có các TK 331, 336…: Tổng chi phí bảo hành công trình xây dựng.

– Khi thời hạn bảo hành công trình đã hết mà công trình xây dựng không phải bảo hành. Hay số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây dựng lớn hơn chi phí thực tế phát sinh. Kế toán phải hoàn nhập số chênh lệch, hạch toán:

Nợ TK 3522: Khoản dự phòng bảo hành công trình xây dựng

Có TK 711: Thu nhập khác.

Trên đây, các bạn đã được tìm hiểu về Hạch toán dự phòng bảo hành công trình xây dựng theo TT200. Mời các bạn theo dõi ví dụ Hạch toán dự phòng bảo hành công trình xây dựng theo TT200 để hiểu rõ hơn.

Hạch toán dự phòng bảo hành công trình xây dựng theo TT200Ví dụ Hạch toán dự phòng bảo hành công trình xây dựng theo TT200.

Có số liệu như sau:

Tháng 1 năm 2017, công ty Thành Phát xây dựng hoàn thành và tiến hành bàn giao 1 tòa nhà 5 tầng cho công ty Nam Long. Thời gian bảo hành 24 tháng kể từ ngày bàn giao công trình. Khoản dự phòng bảo hành công trình là 152.000.000 VNĐ

Tháng 12 năm 2018, công trình gặp sự cố cần tiến hành sửa chữa. Công ty Thành Phát thuê công ty ABC việc bảo hành công trình. Chi phí bảo hành thực tế phát sinh là 156.000.000 VNĐ.

Với số liệu trên, kế toán công ty Thành Phát hạch toán dự phòng bảo hành công trình xây dựng như sau:

– Tháng 1 năm 2017, xác định số chi phí bảo hành công trình xây dựng, hạch toán:

Nợ TK 627: 152.000.000 VNĐ

Có TK 3522: 152.000.000 VNĐ.

– Tháng 12 năm 2018, Công ty Thành Phát thuê công ty ABC việc bảo hành công trình, hạch toán:

Nợ TK 3522: 152.000.000 VNĐ

Nợ TK 632: 4.000.000 VNĐ

Có các TK 331 (công ty ABC): 156.000.000 VNĐ.

Kế toán Hà Nội vừa hướng dẫn các bạn Hạch toán dự phòng bảo hành công trình xây dựng theo TT200; Ví dụ Hạch toán dự phòng bảo hành công trình xây dựng theo TT200. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Mời xem: Hạch toán dự phòng bảo hành sản phẩm theo TT200.

Khóa học kế toán tổng hợp cho người đã biết kế toán.

Đối tác - khách hàng

[gs_logo]
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng