Mẫu Bảng kê mua hàng mới nhất năm 2019 theo Thông tư 200
Mẫu Bảng kê mua hàng mới nhất năm 2019 theo Thông tư 200
Mẫu Bảng kê mua hàng mới nhất năm 2019 theo Thông tư 200, Kế toán Hà Nội muốn chia sẻ tới quý bạn đọc. Hi vọng bài chia sẻ của Kế toán Hà Nội sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập và làm việc của mình được hiệu quả cao. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
- Mẫu bảng kê mua hàng mới nhất năm 2019 theo thông tư 200
- Mục đích của việc lập mẫu bảng kê mua hàng theo thông tư 200 là gì?
- Phương pháp và trách nhiệm ghi bảng kê mua hàng theo thông tư 200 như thế nào?
>>> Tìm hiểu thêm: Mẫu phiếu nhập kho và hướng dẫn cách lập theo Thông tư 200
Mẫu phiếu xuất kho và hướng dẫn cách lập theo Thông tư 200
Mẫu Bảng kê mua hàng:
Mẫu bảng kê mua hàng tải về tại đây:
+ File word: TẢI VỀ
+ File excel: TẢI VỀ
Mục đích của Bảng kê mua hàng
Bảng kê mua hàng là chứng từ kê khai mua vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hoá, dịch vụ lặt vặt trên thị trường tự do trong trường hợp người bán thuộc diện không phải lập hoá đơn khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định làm căn cứ lập phiếu nhập kho, thanh toán và hạch toán chi phí vật tư, hàng hoá,… lập trong Bảng kê khai này không được khấu trừ thuế GTGT. (Trường hợp mua vật tư, hàng hoá,… của người bán không có hoá đơn với khối lượng lớn để được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ thì phải lập “Bảng kê mua hàng hoá mua vào không có hoá đơn” (Mẫu số 04/GTGT) theo quy định của Luật thuế).
Phương pháp và trách nhiệm ghi Bảng kê mua hàng
– Góc bên trái của Bảng kê mua hàng ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng Bảng kê mua hàng. Bảng kê mua hàng phải đóng thành quyển và ghi số từng quyển dùng trong 1 năm. Mỗi quyển “Bảng kê mua hàng” phải được ghi số liên tục từ đầu quyển đến cuối quyển.
– Ghi rõ họ tên, địa chỉ hoặc nơi làm việc của người trực tiếp mua hàng.
+ Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, quy cách, phẩm chất, địa chỉ mua hàng và đơn vị tính của từng thứ vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hoá.
+ Cột 1: Ghi số lượng của mỗi loại vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hoá đã mua.
+ Cột 2: Ghi đơn giá mua của từng thứ vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hoá đã mua.
+ Cột 3: Ghi số tiền của từng thứ vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hoá đã mua (Cột 3 = Cột 1 x Cột 2).
+ Dòng cộng ghi tổng số tiền đã mua các loại vật tư, công cụ, hàng hóa ghi trong Bảng.
+ Các cột B, C, 1, 2, 3 nếu còn thừa thì được gạch 1 đường chéo từ trên xuống.
– Bảng kê mua hàng do người mua lập 2 liên (đặt giấy than viết 1 lần).
– Sau khi lập xong, người mua ký và chuyển cho kế toán trưởng soát xét, ký vào Bảng kê mua hàng. Người đi mua phải chuyển “Bảng kê mua hàng” cho giám đốc hoặc người được uỷ quyền duyệt và làm thủ tục nhập kho (nếu có) hoặc giao hàng cho người quản lý sử dụng. Liên 1 lưu, liên 2 chuyển cho kế toán làm thủ tục thanh toán và ghi sổ.
Cảm ơn các bạn đã xem và tải Mẫu Bảng kê mua hàng mới nhất 2019 theo thông tư 200 của Kế toán Hà Nội.
Kế toán Hà Nội chúc bạn thành công!
BTV – Vũ Lương
Chuyên trang kế toán: www.tintucketoan.com
📌 Fanpage: Tin Tức Kế Toán: https://www.facebook.com/tintucketoan
Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội: 1900 6246
▶ THÔNG TIN THAM KHẢO: