skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Cách hạch toán góp vốn bằng tài sản cố định theo TT200

Cách hạch toán góp vốn bằng tài sản cố định theo TT200. Khi phát sinh nghiệp vụ góp vốn kinh doanh bằng tài sản cố định, kế toán sẽ hạch toán như thế nào? KẾ TOÁN HÀ NỘI sẽ hướng dẫn các bạn Cách hạch toán góp vốn bằng tài sản cố định theo TT200 đối với bên góp vốn và bên nhận vốn góp; Ví dụ về Cách hạch toán góp vốn bằng tài sản cố định theo TT200.

Cách hạch toán góp vốn bằng tài sản cố định theo TT200Cách hạch toán góp vốn bằng tài sản cố định theo TT200Cách hạch toán góp vốn bằng tài sản cố định theo TT200 đối với bên góp vốn.

Khi DN góp vốn kinh doanh bằng TSCĐ, các bên tiến hành đánh giá lại giá trị của TSCĐ đem góp vốn. Căn cứ vào giá trị ghi sổ hay giá trị còn lại của TSCĐ đem đi góp vốn và giá trị do các bên đánh giá sẽ xảy ra 2 trường hợp, đó là: 

  • Giá trị ghi sổ hay giá trị còn lại của TSCĐ đem đi góp vốn lớn hơn giá trị do các bên đánh giá lại; 
  • Giá trị ghi sổ hay giá trị còn lại của TSCĐ đem đi góp vốn nhỏ hơn giá trị do các bên đánh giá lại.

Cụ thể kế toán hạch toán từng trường hợp như sau:

Cách hạch toán góp vốn bằng tài sản cố định theo TT200Trường hợp 1: Giá trị ghi sổ hay giá trị còn lại của TSCĐ đem đi góp vốn lớn hơn giá trị do các bên đánh giá lại.

Khi DN góp vốn bằng TSCĐ, giá trị ghi sổ hay giá trị còn lại của TSCĐ đem đi góp vốn lớn hơn giá trị do các bên đánh giá lại, kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 222: Giá trị TSCĐ.

Nợ TK 214: Trị giá hao mòn TSCĐ.

Nợ TK 811: Số chênh lệch giữa giá trị do các bên đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của tài sản đem đi góp vốn.

    Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ.

Cách hạch toán góp vốn bằng tài sản cố định theo TT200Trường hợp 2: Giá trị ghi sổ hay giá trị còn lại của TSCĐ đem đi góp vốn nhỏ hơn giá trị do các bên đánh giá lại.

Khi DN góp vốn bằng TSCĐ, giá trị ghi sổ hay giá trị còn lại của TSCĐ đem đi góp vốn nhỏ hơn giá trị do các bên đánh giá lại, kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 222: Giá trị đánh giá lại TSCĐ đem góp vốn.

Nợ TK 214: Trị giá hao mòn TSCĐ.

    Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ.

    Có TK 711: Số chênh lệch giữa giá trị do các bên đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của tài sản đem đi góp vốn.

Cách hạch toán góp vốn bằng tài sản cố định theo TT200Cách hạch toán góp vốn bằng tài sản cố định theo TT200 đối với bên nhận tài sản góp vốn.

Khi doanh nghiệp thực nhận vốn góp bằng TSCĐ của các DN khác, kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 211: Giá TSCĐ góp vốn theo thỏa thuận.

Có TK 4111: Giá TSCĐ góp vốn theo thỏa thuận.

Cách hạch toán góp vốn bằng tài sản cố định theo TT200Ví dụ về Cách hạch toán góp vốn bằng tài sản cố định theo TT200.

Công ty Đại Dương góp vốn kinh doanh vào công ty Hải Long cụ thể như sau:

  • Góp 10 máy vi tính nguyên giá 7.000.000 VNĐ/máy.
  • Số khấu hao đã trích: 3.000.000 VNĐ. Thời gian sử dụng 10 năm.
  • Sau đó giá trị do các bên đánh giá lại là 6.000.000 VNĐ/máy.

>>> Kế toán công ty Đại Dương hạch toán như sau:

Khi giá trị ghi sổ hay giá trị còn lại của TSCĐ đem đi góp vốn lớn hơn giá trị do các bên đánh giá lại, kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 222: 6.000.000 VNĐ * 10 = 60.000.000 VNĐ

Nợ TK 214: 3.000.000 VNĐ * 10 = 30.000.000 VNĐ

Có TK 211: 7.000.000 VNĐ * 10 = 70.000.000 VNĐ

Có TK 711: 20.000.000 VNĐ.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Nếu bạn đang là kế toán viên, muốn nâng cao trình độ hoặc muốn có CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ>>> Hãy tham khảo LỚP ÔN THI CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI. Lớp ôn thi của Chúng tôi sẽ giúp bạn CÓ ĐƯỢC CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ.

Nếu bạn mới vào nghề kế toán, chưa có nhiều kinh nghiệm >>> hãy tham khảo CÁC KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC TẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI. Khóa học của Chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao cả kiến thức và kinh nghiệm làm kế toán.

Khóa học kế toán tổng hợp cho người đã biết kế toán.

 

Đối tác - khách hàng

ACB
Vietin_bank
MT-Phaco
Web Bách Thắng
BIDV
Agribank
ACB
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng