skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Hạch toán tài sản, hàng hóa thiếu – thừa chờ giải quyết.

Hạch toán tài sản, hàng hóa thiếu – thừa chờ giải quyết. Trên thực tế, khi Doanh nghiệp tiến hành kiểm kê tài sản, hàng hóa phát hiện thừa, thiếu thì xử lý thế nào? Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn cách Hạch toán tài sản, hàng hóa thiếu – thừa chờ giải quyết.

Mời các bạn theo dõi bài viết.

Hạch toán tài sản, hàng hóa thiếu - thừa chờ giải quyết.

Hạch toán tài sản, hàng hóa thiếu – thừa chờ giải quyết.

Hạch toán tài sản, hàng hóa thiếu - thừa chờ giải quyết. Hạch toán tài sản, hàng hóa THIẾU chờ giải quyết.

Kiểm kê phát hiện thiếu hụt tài sản, hàng hóa.

Kế toán tiến hành lập biên bản và tìm nguyên nhân. Khi chưa phát hiện ra nguyên nhân >>> hạch toán:

Nợ TK 1381: Trị giá số tài sản thiếu chờ xử lý

      Có TK 111, 152, 153, 156, 211,… : Trị giá số tài sản thiếu chờ xử lý.

Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền đối với tài sản thiếu.

Kế toán căn cứ vào quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền đối với tài sản thiếu, hạch toán:

Nợ TK 111: Trị giá tiền mặt (do cá nhân, tổ chức nộp tiền bồi thường)

Nợ TK 1388: Phải thu khác (cá nhân, tổ chức phải nộp tiền bồi thường)

Nợ TK 334: Phải trả người lao động (trị giá bồi thường trừ vào lương)

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (giá trị hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ số thu bồi thường theo quyết định xử lý)

Nợ TK 811: Trị giá còn lại của TSCĐ thiếu qua kiểm kê phải tính vào tổn thất của doanh nghiệp

Có TK 1381: Trị giá số tài sản thiếu chờ xử lý.  

Khi xác định được nguyên nhân thiếu hụt tài sản, hàng hóa.

Khi DN tìm được nghuyên nhân dẫn đến thiếu tài sản, hàng hóa, kế toán sẽ hạch toán cụ thể theo từng nguyên nhân sau:

Nguyên nhân thiếu hụt tài sản, hàng hóa do bên bán xuất thiếu, hoặc bên vận chuyển làm mất hoặc nhân viên công ty làm mất.

– Đền bù bằng chính số hàng thiếu đó, hạch toán:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211,…: Trị giá số tài sản thiếu

      Có TK 1381: Trị giá số tài sản thiếu.

– Đền bù bằng tiền, hoặc trừ vào lương >>> tổng số tiền họ phải trả đã bao gồm thuế GTGT của số hàng bị thiếu đó và hạch toán như sau

Nợ TK 111, 112: Trị gía số tiền bồi thường

Nợ TK 1388: Trị gía số tiền bồi thường chưa thanh toán

Nợ TK 334: Trị gía số tiền bồi thường trừ vào lương của nhân viên

Nợ TK 632, 642, 811: Trị gía số tiền bồi thường tính số hàng mất vào chi phí trong kỳ

      Có TK 1381: Trị giá số tài sản thiếu

      Có TK 1331: Trị giá GTGT của hàng bị thiếu.

Hạch toán tài sản, hàng hóa thiếu - thừa chờ giải quyết. Hạch toán tài sản, hàng hóa THỪA chờ giải quyết.

Kiểm kê phát hiện thiếu hụt tài sản, hàng hóa.

Căn cứ vào biên bản kiểm kê, hạch toán:

Nợ các TK 111, 152, 153, 156, 211: Trị giá tài sản, hàng hóa thừa (Theo giá trị hợp lý)

Có TK 3381: Trị giá tài sản, hàng hóa thừa (Theo giá trị hợp lý).

Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền đối với tài sản thừa.

Kế toán căn cứ vào quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền đối với tài sản thừa, hạch toán:

Nợ TK 3381: Trị giá tài sản, hàng hóa thừa

Có TK 411: Vốn đầu tư của chủ sở hữu; hoặc

Có TK 441: Nguồn vốn đầu tư – XDCB (TT 200)

Có TK 3388: Phải trả, phải nộp khác

Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 711: Thu nhập khác.

Trên đây, kế toán Hà Nội đã hướng dẫn các bạn cách Hạch toán tài sản, hàng hóa thiếu – thừa chờ giải quyết.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Khóa học kế toán tổng hợp cho người đã biết kế toán.

 

 

 

 

 

 

 

Đối tác - khách hàng

ACB
Vietin_bank
MT-Phaco
Web Bách Thắng
BIDV
Agribank
ACB
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng