skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Cách hạch toán chi phí sử dụng máy thi công theo TT 200

Cách hạch toán chi phí sử dụng máy thi công theo TT 200. Trong các Doanh nghiệp có hoạt động xây lắp thì máy thi công là công cụ không thể thiếu. Khi phát sinh các chi phí sử dụng máy thi công, kế toán doanh nghiệp sẽ hạch toán như thế nào?

Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn cách Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công theo TT 200.

Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công theo TT 200

Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công theo TT 200

Mời các bạn theo dõi bài viết.

Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công theo TT 200Tài khoản sử dụng.

Để Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công theo TT 200, chúng ta sử dụng tài khoản 623.

Tài khoản 623 – Chi phí sử dụng máy thi công: Là TK dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây, lắp công trình. 

Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công theo TT 200Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công theo TT 200.

Trên thực tế, các doanh nghiệp thường có 2 hình thức sử dụng máy thi công, đó là: Doanh nghiệp tổ chức đội máy thi công riêng biệt; Doanh nghiệp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt. Vậy cách hạch toán mỗi hình thức cụ thể như sau:

Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công theo TT 200Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công theo hình thức DN tổ chức đội máy thi công riêng biệt.

Khi hạch toán chi phí sử dụng máy thi công theo hình thức DN tổ chức đội máy thi công riêng biệt, có 2 trường hợp xảy ra: Trường hợp đội máy thi công không tổ chức bộ máy kế toán riêng; Trường hợp đội máy thi công có tổ chức bộ máy kế toán riêng. Cụ thể:

 Trường hợp đội máy thi công không tổ chức bộ máy kế toán riêng.

Khi đội máy thi công không tổ chức bộ máy kế toán riêng, thì công việc kế toán được hạch toán như sau:

– Hạch toán các chi phí có liên quan trực tiếp đến hoạt động của đội máy thi công:

Nợ các TK 621, 622, 627: Trị giá các khoản chi phí phải trả (chi tiết đội máy thi công)

Có các TK 152, 153, 334, 111, 112, 331, 214…: Trị giá các khoản chi phí phải trả.

– Kế toán tiến hành kết chuyển chi phí của đội máy thi công vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và tính giá thành ca máy cuối kỳ. Hạch toán:

Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (chi tiết đội máy thi công)

Có TK 621, 622, 627: Trị giá chi phí sử dụng máy thi công.

– Khi sử dụng phương thức cung cấp dịch vụ máy thi công lẫn nhau giữa các bộ phận. Kế toán ghi nhận chi phí sử dụng máy thi công do đội máy cung cấp cho các đơn vị xây lắp trong doanh nghiệp, hạch toán:

Nợ TK 6238: Chi phí sử dụng máy thi công phục vụ cho các đối tượng

Có TK 154: Chi phí sử dụng máy thi công phục vụ cho các đối tượng

– Khi sử dụng phương thức bán dịch vụ máy thi công lẫn nhau giữa các bộ phận trong nội bộ. Kế toán tiến hành ghi nhận doanh thu bán hàng nội bộ giá trị lao vụ máy thi công phục vụ nội bộ, hạch toán:

Nợ TK 6238: Chi phí sử dụng máy thi công theo giá trị phục vụ lẫn nhau trong nội bộ

Nợ TK 1331: Tiền thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 33311: Tiền thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tính trên giá bán nội bộ về máy thi công bán dịch vụ (nếu có)

Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chi tiết cung cấp dịch vụ trong nội bộ).

– Kế toán phản ánh giá vốn máy thi công, hạch toán:

Nợ TK 632: Giá thành dịch vụ máy thi công tiêu thụ nội bộ

Có TK 154: Giá thành dịch vụ máy thi công tiêu thụ nội bộ.

 Trường hợp đội máy thi công có tổ chức bộ máy kế toán riêng.

Kế toán hạch toán tại đội máy thi công và đơn vị xây lắp như sau:

 Tại đội máy thi công.

– Kế toán hạch toán các chi phí có liên quan trực tiếp đến hoạt động của đội máy thi công:

Nợ các TK 621, 622, 627: Chi phí liên quan đến hoạt động của đội máy thi công

Có các TK 152, 153, 334, 111, 112, 331, 214…: Chi phí liên quan đến hoạt động của đội máy thi công.

– Kế toán kết chuyển chi phí của đội máy thi công vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành ca máy cuối kỳ, hạch toán:

Nợ TK 154: Chi phí của đội máy thi công

Có các TK 621, 622, 627: Chi phí của đội máy thi công

– Kế toán hạch toán khi đơn vị xây lắp thanh toán số ca máy (giờ máy) hay khối lượng công việc máy thi công đã hoàn thành:

Nợ TK 1368: Trị giá khoản phải thu của đơn vị xây lắp (trường hợp chưa thu)

Nợ các TK 111, 112: Trị giá khoản phải thu của đơn vị xây lắp (trường hợp đã thu)

Có TK 33311: Tiền thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tính trên giá bán nội bộ về ca xe, máy bán dịch vụ (nếu có)

Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chi tiết cung cấp dịch vụ trong nội bộ).

– Kế toán kết chuyển tổng giá thành thực tế của số ca máy (giờ máy) hay khối lượng máy đã cung cấp, hạch toán:

Nợ TK 632: Giá thành dịch vụ máy thi công tiêu thụ nội bộ

Có TK 154: Giá thành dịch vụ máy thi công tiêu thụ nội bộ.

 Tại đơn vị xây lắp.

– Kế toán hạch toán khi nhận số ca máy (giờ máy) hay khối lượng máy thi công đã hoàn thành do đội máy thi công bàn giao:

Nợ TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công

Nợ TK 133: Tiền thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 3368: Trị giá khoản phải trả nội bộ (trường hợp chưa trả tiền)

Có các TK 111, 112: Trị giá khoản phải trả (trường hợp đã trả tiền).

– Kế toán tiến hành kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xây lắp cuối kỳ, hạch toán:

Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 632: Giá vốn chi phí sử dụng máy thi công vượt trên mức bình thường

Có TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công.

Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công theo TT 200Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công theo hình thức DN không tổ chức đội máy thi công riêng biệt.

Kế toán tiến hành hạch toán vào thời điểm trong và cuối kỳ kế toán như sau:

 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công trong kỳ.

Kế toán hạch toán khi tiến hành tập hợp chi phí thường xuyên và tạm thời cụ thể như sau:

 Hạch toán chi phí thường xuyên.

– Kế toán hạch toán tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân điều khiển, phục vụ máy thi công:

Nợ TK 6231: Chi phí nhân công điều khiển, phục vụ máy thi công

Có TK 334: Chi phí nhân công điều khiển, phục vụ máy thi công.

– Kế toán hạch toán xuất kho nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động của máy thi công trong kỳ:

Nợ TK 6232: Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động của máy thi công

Có các TK 152, 153: Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động của máy thi công.

– Kế toán hạch toán trường hợp mua nguyên vật liệu, công cụ sử dụng ngay (không qua nhập kho) cho hoạt động của máy thi công trong kỳ:

Nợ TK 6232: Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động của máy thi công

Nợ TK 133: Tiền thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 331, 111, 112,…: Tổng trị giá khoản phải trả cho người bán.

– Kế toán tiến hành trích khấu hao máy thi công sử dụng ở Đội xe, máy thi công, hạch toán:

Nợ TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công

Có TK 214: Chi phí khấu hao máy thi công.

– Kế toán hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh (sửa chữa máy thi công, tiền điện, nước, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ, …):

Nợ TK 6237: Chi phí sử dụng máy thi công

Nợ TK 133: Tiền thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331,…: Trị giá khoản phải trả.

– Kế toán hạch toán chi phí bằng tiền khác phát sinh:

Nợ TK 6238: Chi phí bằng tiền khác

Nợ TK 133: Tiền thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112,…: Trị giá khoản phải trả.

 Hạch toán chi phí tạm thời.

Đối với chi phí tạm thời, kế toán hạch toán 2 trường hợp: Trường hợp trích trước chi phí; Trường hợp không trích trước chi phí. Cụ thể:

  • Trường hợp trích trước chi phí.

– Kế toán hạch toán khi trích trước chi phí.

Nợ TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công (chi tiết liên quan)

Có TK 335: Chi phí phải trả.

– Chi phí thực tế phát sinh, hạch toán:

Nợ TK 335: Chi phí phải trả

Nợ TK 1331: Tiền thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331, …: Trị giá các khoản phải trả.

  • Trường hợp không trích trước chi phí.

– Kế toán hạch toán khi phát sinh chi phí:

Nợ TK 242: Chi phí trả trước

Nợ TK 1331: Tiền thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331, …: Trị giá các khoản phải trả.

– Định kỳ, kế toán tiến hành phân bổ chi phí, hạch toán:

Nợ TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công (chi tiết liên quan)

Có TK 242: Chi phí trả trước phân bổ trong kỳ.

 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công cuối kỳ.

Kế toán căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công tính cho từng công trình, hạng mục công trình, hạch toán:

Nợ TK 154: Chi phí sử dụng máy thi công tính vào giá thành

Nợ TK 632:Trị giá phần chi phí vượt trên mức bình thường

Có TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công.

Trên đây các bạn đã được Kế toán Hà Nội hướng dẫn Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công theo TT 200. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Khóa học kế toán tổng hợp cho người đã biết kế toán.

 

Đối tác - khách hàng

ACB
Vietin_bank
MT-Phaco
Web Bách Thắng
BIDV
Agribank
ACB
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng