skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Đối tượng không chịu thuế GTGT 2019

Đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định mới nhât hiện nay là gì? Các hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT thường là các sản phẩm chưa qua sơ chế hoặc chỉ qua sơ chế thông thường có nguồn gốc từ nông, lâm, ngư nghiệp. Các sản phẩm nhằm phục vụ cho người khuyết tật, giáo dục, sức khỏe cộng đồng, an ninh quốc phòng….

 I. Đối tượng không chịu thuế GTGT được quy định tại văn bản pháp luật nào?

Sau đây Kế toán Hà Nội đã hệ thống lại các văn bản pháp lý. Bao gồm thông tư gốc, các thông tư sửa đổi, bổ sung hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định mới nhất hiện nay.

Thông tư gốc

(Điều 4 TT 219/2013/TT-BTC)

Thông tư sửa đổi, bổ sung

26/2015/TT-BTC; 130/2016/TT-BTC; 25/2018/TT-BTC

Nội dung bị sửa đổi  Được sửa đổi tại TT 26/2015/TT-BTC

– Quy định tại khoản 1.

– Quy định tại khoản 3a.

– Quy định tại điểm a, khoản 8.

– Khoản 1, Điều 1.

– Khoản 2, Điều 1.

– Khoản 3, Điều 1.

Được sửa đổi tại Thông tư 130/2016/TT-BTC

– Quy định tại Khoản 9.

– Quy định tại Khoản 16.

– Điểm a, khoản 1, Điều 1.

– Điểm b, khoản 1, Điều 1.

Được sửa đổi tại Thông tư  25/2018/TT-BTC.
– Quy định tại Khoản 23. – Điều 1.

 

Căn cứ vào các văn bản trên, Kế toán Hà Nội tập hợp các đối tượng không chịu thuế GTGT mới nhất hiện nay ở nội dung dưới đây.

Đối tượng không chịu thuế GTGT

                 Đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định mới nhất hiện nay.

 II. Các đối tượng không chịu thuế GTGT mới nhất.

Sau đây là hệ thống các hàng hóa, dịch vụ. Gọi chung là đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định hiện nay.

Lưu ý: Các đối tượng không chịu thuế GTGT bôi màu hồng dưới đây là nội dung được đã được sửa đổi, bổ sung ở các văn bản đã nêu ở trên.

 1. Đối tượng không chịu thuế GTGT thứ nhất là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản nuôi trồng, đánh bắt.

– Trong đó:

+ Sản phẩm trồng trọt bao gồm cả sản phẩm rừng trồng.

+ Các sản phẩm này không chịu thuế GTGT nếu thỏa mãn cả 2 điều kiện sau:

  • Chưa chế biến thành các sản phẩm khác. Hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
  • Của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt ở KHÂU BÁN RA hoặc ở KHÂU NHẬP KHẨU.

 – Sơ chế thông thường là gì?

Ví dụ: làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.

 2. Đối tượng không chịu thuế GTGT thứ hai đó là giống vật nuôi, giống cây trồng.

– Các đối tượng này cụ thể là:

+ Các loại trứng giống, con giống,

+ Cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống,

+ Tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền.

=> Ở cả nuôi trồng, nhập khẩu kinh doanh thương mại.

LƯU Ý: Đối tượng này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm của các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp.

 3. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

 4. MUỐI cũng thuộc một trong các đối tượng không chịu thuế GTGT.

Các sản phẩm muối thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Bao gồm:

+ Muối được sản xuất từ nước biển.

+ Muối mỏ tự nhiên,.

+ Muối tinh, muối i-ốt.

Đối tượng không chịu thuế GTGT

 5. Các loại, dịch vụ bảo hiểm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Bao gồm:

Các loại bảo hiểm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

+ Bảo hiểm nhân thọ.

+ Bảo hiểm sức khoẻ.

+ Bảo hiểm người học.

+ Bảo hiểm vật nuôi.

+ Bảo hiểm cây trồng,

+ Bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thủy sản.

+ Tái bảo hiểm.

 – Các loại lịch vụ bảo hiểm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

+ Các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người.

+ Các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác.

6. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Bao gồm:

– Dịch vụ cấp tín dụng.

– Hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng.

– Kinh doanh chứng khoán.

– Chuyển nhượng vốn.

– Bán nợ.

– Kinh doanh ngoại tệ.

– Dịch vụ tài chính phái sinh.

– Bán tài sản đảm bảo.

7. Các dịch vụ y tế, dịch vụ thú y thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Bao gồm:

  – Các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi,

  – Dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch,

  – Dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật; vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.

  – Dịch vụ chăm sóngười cao tuổi, ngườkhuyếtật.

Chúng ta cùng đến với các đối tượng không chịu thuế GTGT tiếp theo liên quan đến các dịch vụ mang tính chất phúc lợi, giáo dục, phục vụ cộng đồng.

8. Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ cũng là một trong những đối tượng không chịu thuế GTGT.

9. Dịch vụ duy tu, sửa chữa, xây dựng các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội. Bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, viện trợ nhân đạo.

10. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật.

Bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp. Các trường hợp dạy nghề này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

11. Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học-kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; tiền, in tiền.

12. Hàng hóa là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải nhập khẩu thuộc các hàng hóa trong nước chưa sản xuất được thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

13Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.

Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau. 

14. Các hoạt động chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm máy tính và các dịch vụ phần mềm cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

15. Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng các loại vàng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

16. Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Bao gồm:

+ Các bộ phận cấy ghép trong cơ thể người.

+ Nạng, xe lăn, các dụng cụ chuyên dùng khác.

17. Các hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

18. Một số hàng hóa, dịch vụ là đối tượng không chịu thuế GTGT khác như:

– Hàng hóa bán miễn thuế ở các cửa hàng bán hàng miễn thuế.

– Hàng dự trữ quốc gia do cơ quan dự trữ quốc gia bán ra

– Các hoạt động có thu phí, lệ phí của Nhà nước

– Rà phá bom mìn, vật nổ do các đơn vị quốc phòng thực hiện đối với các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

 19.  Vận chuyển hành khách công cộng gồm vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện (bao gồm cả tàu điện) theo các tuyến trong nội tỉnh, trong đô thị và các tuyến lân cận ngoại tỉnh theo quy định của pháp luật về giao thông.

20. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc đã chế biến thành sản phẩm khác nhưng tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản.

Đối tượng không chịu thuế GTGT

21. Một số các đối tượng không chịu thuế GTGT khác liên quan đến lợi ích công cộng khác.

+ Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.

+ Chuyển quyền sử dụng đất.

+ Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

+ Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.

+ Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ; Dịch vụ bưu chính, viễn thông từ nước ngoài vào Việt Nam (chiều đến).

+ Hàng nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được Bộ Tài chính xác nhận.

Trên đây là hệ thống các đối tượng không chịu thuế GTGT mới nhất hiện nay. Theo quy định, đối với các đơn vị kinh doanh có hoạt động kinh doanh bán ra hàng không chịu thuế GTGT. Thì khoản thuế GTGT đầu vào phục vụ cho hoạt động bán ra không chịu thuế GTGT sẽ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

 

Các bạn tham khảo thêm:

 >> Điều kiện khấu trừ thuế GTGT mới nhất.

 >> Đối tượng mặt hàng chịu thuế suất GTGT 0%.

 >> Đối tượng chịu thuế suất GTGT 5%.

Đối tác - khách hàng

ACB
Vietin_bank
MT-Phaco
Web Bách Thắng
BIDV
Agribank
ACB
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng