skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm những gì? Thế nào là thanh toán không dùng tiền mặt? Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt? Chứng từ chuyển khoản, thanh toán qua ngân hàng bao gồm những gì? Hóa đơn trên 20 triệu 1 phần thanh toán bằng tiền mặt có được khấu trừ thuế GTGT không? Đây là điều mà chúng ta phải quan tâm khi có các hóa đơn từ 20 triệu đồng trở lên. để được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí hợp lý.

Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết Như thế nào là thanh toán không dùng tiền mặt“?

 I. Cơ sở pháp lý – Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

 – Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn về “Điều kiện khấu trừ thuế GTGT”.

Hướng dẫn về thanh toán không dùng tiền mặt được sửa đổi bởi các thông tư sau:

 –  Điểm c, khoản 6, Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC.  – Sửa đổi khổ thứ nhất điểm c khoản 3 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

 – Điều 1, Thông tư 173/2016/TT-BTC. – Sửa đổi, bổ sung khổ thứ nhất khoản 3 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC (Đã được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm b, khoản 6, Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC).

II. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. – Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm những gì?

Các chứng từ không dùng tiền mặt bao gồm:

  +  Những chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

  +  Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác.

Như thế nào là thanh toán không dùng tiền mặt mới nhất

Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt – Chứng từ thanh toán                                             không dùng tiền mặt?

 1. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng là gì?

Các chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 173/2016/TT-BTC.

Ví dụ về chứng từ thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng:

  +  Séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi. Các ủy nhiệm thu, nhờ thu hộ. Các loại thẻ: Thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử)….

  +  Các loại chứng từ khác thanh toán qua hàng hàng.

 (Bao gồm cả trường hợp: Bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ Công ty tư nhân. Hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ Công ty tư nhân sang tài khoản của bên bán.)

LƯU Ý: So với Khổ đầu, khoản 3, Điều 15 của Thông tư 219/2013/TT-BTC thì tại Thông tư 173/2016/TT-BTC:

  +  Trước đây phải đăng ký thông tin tài khoản với cơ quan thuế. Như thế mới đủ điều kiện khấu trừ thuế GTGT và được tính là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN đối với hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên.

  +  NHƯNG kể từ ngày ngày 15/12/2016. – Khi thông tư 173/2016/TT-BTC có hiệu lực. Thì: tài khoản ngân hàng không cần đăng ký và thông báo với cơ quan thuế vẫn được khấu trừ và được tính là chi phí được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNDN.

 2. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác là như thế nào?

Theo quy định tại khoản 4, Điều 15 Thông tư 219/2014/TT-BTC. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác bao gồm:

  –  Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thứ nhất:

Mua hàng hóa dịch vụ theo hình thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, hình thức vay mượn hàng.

Với Điều kiện:

  +  Hình thức thanh toán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng.

  + Phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ mua vào với hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng

Nếu bù trừ công nợ qua bên thứ ba thì phải có biên bản bù trừ công nợ của ba (3) bên làm căn cứ khấu trừ thuế.

(Theo điểm a, khoản 4, Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC).

  –  Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thứ hai:

Mua hàng hóa dịch vụ theo hình thức bù trừ công nợ, như vay, mượn tiền; cấn trừ công nợ qua người thứ ba.

Với Điều kiện:

  +  Hình thức thanh toán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng.

  +  Việc mua bán cần có hợp đồng vay, mượn tiền quy định rõ ràng bằng văn bản.

  +  Phải có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền. (Bao gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với khoản tiền mà người bán hỗ trợ cho người mua, hoặc nhờ người mua chi hộ).

(Theo điểm b, khoản 4, Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC).

  –  Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thứ ba:

Trường hợp mua hàng hóa dịch vụ thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng.

(Kể cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định).

Với điều kiện:

  +  Trong hợp đồng phải quy định rõ về việc thanh toán theo uỷ quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

  + Bên thứ ba được chỉ định phải là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định.

(Theo quy định tại điểm c, khoản 6, Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC).

  –  Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thứ nhất:tư:

Thanh toán qua ngân hàng vào tài khoản của bên thứ ba mở tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản do đơn vị hoặc cá nhân khác đang nắm giữ theo quy định của cơ quan nhà nước.

—————————————————————–

Ví dụ: Công ty Kế Toán Hà Nội mua 1 lô hàng máy tính để bàn của Công ty CP Cơ Điện Lạnh Quang Minh. Giá trị thanh toán là 200.000.000 đồng. Mặt khác: Công ty CP Cơ Điện Lạnh Quang Minh đang nợ Công ty Kế Toán Hà Nội 40.000.000 đồng.

Vậy, để được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí được trừ đối với lô hàng này:

  +  Hai bên thực hiện ký kết hợp đồng

  +  Trong hợp đồng có quy định rõ là sẽ bù trừ số công nợ này và phần còn lại sẽ thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

Thêm vào đó: Hai bên sẽ phải có đầy đủ chứng từ về việc mua bán lô hàng trên. Như: hóa đơn, phiếu nhập, xuất kho, biên bản giao nhận, ủy nhiệm chi thanh toán qua ngân hàng…. Khi đó Công ty Kế toán Hà Nội được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí được trừ của cả lô hàng trị giá 200.000.000 đồng này.

 

MỘT SỐ LƯU Ý đối với các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Sau khi thực hiện các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trên: Nếu có phần còn lại thanh toán bằng tiền giá trị từ 20 triệu đồng trở lên. Thì chỉ được khấu trừ thuế nếu có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

 – Trong trường hợp mua nhiều lần trong cùng một ngày của cùng một nhà cung cấp. Nếu tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ từ 20 TRIỆU ĐỒNG TRỞ LÊN.

Để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào được tính vào chi phí hợp lý. Thì: Phải có hóa đơn chứng từ theo đúng quy định (hóa đơn hợp lý, hợp lệ, hợp pháp) và đồng thời phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

–  Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp từ 20 triệu đồng trở lên.

Căn cứ vào hợp đồng, hoá đơn GTGT, chứng từ thanh toán qua ngân hàng để kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

  + Nếu chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. (Do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng). Thì vẫn được kê khai và khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

  + Đến khi thanh toán nếu không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

 => Chúng ta cần kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã khấu trừ. (đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng). Việc này được thực hiện vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt.

(Bao gồm khi cơ quan thuế đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ).

– Tài khoản của bên mua và bên bán phải mang tên Công ty. Đối với trường hợp là doanh nghiệp tư nhân thì tài khoản có thể mang tên chủ DN. Cụ thể:

  + Bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua (mang tên công ty, hoặc của chủ DN tư nhân) sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân. Hoặc

  + Bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán (mang tên tài khoản công ty, hoặc tên chủ DN tư nhân).

Thì hai trường hợp này cũng được xem là thanh toán qua ngân hàng. (Thanh toán không dùng tiền mặt).

–  Nếu chứng từ bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán. Hoặc thanh toán theo các hình thức không phù hợp với quy định thanh toán không dùng tiền mặt thì cũng không được khấu trừ thuế và tính vào chi phí hợp lý.

 

Trên đây là Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Hi vọng Kế Toán Hà Nội đã giúp bạn nắm được: Thế nào là thanh toán không dùng tiền mặt, các loại chứng từ thanh toán qua ngân hàng, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác. Đối với các hóa đơn từ 20 triệu đồng trở lên nếu có 1 phần thanh toán bằng tiền mặt thì chỉ được khấu trừ thuế và tính vào chi phí hợp lý đối với phần thanh toán qua ngân hàng (thanh toán không dùng tiền mặt).

 

Các bạn xem thêm:

>> Hướng dẫn cách kê khai thuế GTGT hàng tháng, hàng quý.

>> Cấu trúc đề thi chứng chỉ đại lý thuế (môn thuế) năm 2019.

Đối tác - khách hàng

ACB
Vietin_bank
MT-Phaco
Web Bách Thắng
BIDV
Agribank
ACB
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng