skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Hạch toán tiền phạt nộp thuế chậm, truy thu thuế

Hạch toán tiền phạt nộp thuế chậm, truy thu thuế. Trên thực tế, có thể Doanh nghiệp nộp tiền thuế chậm so với thời gian quy định hay bị cơ quan thuế phát hiện ra những sai sót dẫn đến tăng doanh thu tính thuế hoặc bị loại trừ chi phí của DN. Khi đó DN sẽ bị truy thu thuế và bị phạt chậm nộp thuế. Vậy kế toán sẽ hạch toán tiền phạt nộp thuế chậm, truy thu thuế ra sao?

Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn Hạch toán tiền phạt nộp thuế chậm, truy thu thuế; Ví dụ Hạch toán tiền phạt nộp thuế chậm, truy thu thuế.

Hạch toán tiền phạt nộp thuế chậm, truy thu thuế

Trước khi tìm hiểu về cách Hạch toán tiền phạt nộp thuế chậm, truy thu thuế, chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề sau đây:

Hạch toán tiền phạt nộp thuế chậm, truy thu thuếNguyên nhân dẫn đến bị phạt nộp chậm thuế và bị truy thu thuế.

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến bị phạt nộp thuế chậm và truy thu thuế là:

Khi DN khai sai, khai thiếu dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn >>> Khi đó phải kê khai bổ sung điều chỉnh thuế >>> Phát sinh số thuế phải nộp thêm >>> Bị tính phạt “tiền chậm nộp thuế”.

Khi kiểm tra thuế định kỳ, hoặc thanh tra thuế, cơ quan thuế phát hiện ra những sai sót của DN >>> Có thể dẫn đến tăng doanh thu tính thuế hoặc bị loại trừ chi phí >>> Truy thu thuế và tính phạt chậm nộp thuế trên số thuế thiếu đó.

Sau đây, mời các bạn tìm hiểu Hạch toán tiền phạt nộp thuế chậm, truy thu thuế.

Hạch toán tiền phạt nộp thuế chậm, truy thu thuếHạch toán tiền phạt nộp thuế chậm, truy thu thuế.

Sau khi quyết toán thuế, DN bị cơ quan thuế ra quyết định xử phạt nộp thuế chậm và truy thu thuế, kế toán sẽ hạch toán từng trường hợp như sau:

Hạch toán tiền phạt nộp thuế chậm, truy thu thuếHạch toán tiền truy thu thuế sau quyết toán.

Doanh nghiệp có thể bị truy thu thuế TNDN và thuế GTGT, kế toán sẽ hạch toán từng trường hợp như sau:

Hạch toán tiền phạt nộp thuế chậm, truy thu thuế Trường hợp hạch toán truy thu thuế đối với thuế TNDN.

Căn cứ vào quyết định truy thu thuế của Cơ quan thuế, kế toán hạch toán cụ thể:

– Khi DN bị truy thu thuế TNDN, kế toán hạch toán:

Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN phải nộp

Có TK 3334: Chi phí thuế TNDN phải nộp.

– DN nộp tiền truy thu thuế TNDN vào Ngân sách nhà nước, hạch toán:

Nợ TK 3334: Chi phí thuế TNDN phải nộp

Có các TK 111, 112: Chi phí thuế TNDN phải nộp.

Hạch toán tiền phạt nộp thuế chậm, truy thu thuế Trường hợp hạch toán truy thu thuế đối với thuế GTGT.

Căn cứ vào quyết định truy thu thuế của Cơ quan thuế, kế toán hạch toán cụ thể:

– Khi DN bị truy thu thuế GTGT, kế toán hạch toán:

Nợ TK 811: Chi phí thuế GTGT phải nộp

Có TK 3331: Chi phí thuế GTGT phải nộp.

– DN nộp tiền truy thu thuế GTGT vào Ngân sách nhà nước, hạch toán:

Nợ TK 3331: Chi phí thuế GTGT phải nộp

Có các TK 111, 112: Chi phí thuế GTGT phải nộp.

Hạch toán tiền phạt nộp thuế chậm, truy thu thuếHạch toán tiền phạt nộp thuế chậm.

– Khi DN nhận được quyết định xử lý nộp thuế chậm, kế toán hạch toán:

Nợ TK 811: Trị giá tiền phạt khi nộp thuế chậm

Có TK  3339: Trị giá tiền phạt khi nộp thuế chậm.

– DN nộp tiền phạt nộp thuế chậm vào Ngân sách nhà nước, hạch toán:

Nợ  TK  3339: Trị giá tiền phạt khi nộp thuế chậm

Có các TK 111, 112: Trị giá tiền phạt khi nộp thuế chậm.

Trên đây là phần hướng dẫn Hạch toán tiền phạt nộp thuế chậm, truy thu thuế. Mời các bạn theo dõi Ví dụ Hạch toán tiền phạt nộp thuế chậm, truy thu thuế để hiểu rõ hơn.

Hạch toán tiền phạt nộp thuế chậm, truy thu thuếVí dụ Hạch toán tiền phạt nộp thuế chậm, truy thu thuế.

Sau khi quyết toán thuế, công ty Bình Minh bị thanh tra thuế kiểm tra và phát hiện sai sót. Cơ quan thuế ra quyết định xử phạt như sau:

Công ty Bình Minh bị truy thu số thuế GTGT là 80.000.000 VNĐ, thuế TNDN là 20.000.000 VNĐ.

Tiền phạt nộp chậm thuế là 40.000.000 VNĐ.

>>>Kế toán Công ty Bình Minh hạch toán tiền phạt nộp thuế chậm, truy thu thuế như sau:

– Khi DN bị truy thu thuế TNDN, kế toán hạch toán:

Nợ TK 8211: 20.000.000 VNĐ

Có TK 3334: 20.000.000 VNĐ.

– Khi DN bị truy thu thuế GTGT, kế toán hạch toán:

Nợ TK 811: 80.000.000 VNĐ

Có TK 3331: 80.000.000 VNĐ.

– Khi DN nhận được quyết định xử lý nộp thuế chậm, kế toán hạch toán:

Nợ TK 811: 40.000.000 VNĐ

Có TK 3339: 40.000.000 VNĐ.

– DN nộp tiền truy thu thuế vào Ngân sách nhà nước, hạch toán:

Nợ TK 3334: 20.000.000 VNĐ

Nợ TK 3331: 80.000.000 VNĐ

Có TK 112: 100.000.000 VNĐ.

– DN nộp tiền phạt nộp thuế chậm vào Ngân sách nhà nước, hạch toán:

Nợ  TK 3339: 40.000.000 VNĐ

Có TK 112: 40.000.000 VNĐ.

Trên đây là cách Hạch toán tiền phạt nộp thuế chậm, truy thu thuế; Ví dụ Hạch toán tiền phạt nộp thuế chậm, truy thu thuế.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Nếu bạn đang là kế toán viên, muốn nâng cao trình độ hoặc muốn có CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ >>> Hãy tham khảo LỚP ÔN THI CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI. Lớp ôn thi của Chúng tôi sẽ giúp bạn CÓ ĐƯỢC CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ.

Nếu bạn mới vào nghề kế toán, chưa có nhiều kinh nghiệm >>> hãy tham khảo CÁC KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC TẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI. Khóa học của Chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao cả kiến thức và kinh nghiệm làm kế toán.

Khóa học kế toán tổng hợp cho người đã biết kế toán.

Đối tác - khách hàng

ACB
Vietin_bank
MT-Phaco
Web Bách Thắng
BIDV
Agribank
ACB
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng